Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 3 tháng vừa qua, điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) bùng nổ với tổng công suất lưới lên mức 200MW. Nguyên nhân là sau khi được gỡ vướng về cơ chế tài chính, Bộ Công Thương bãi bỏ quy định bù trừ sản lượng, áp dụng cơ chế 2 chiều; trong đó, quy định nhà đầu tư có quyền đầu tư điện từ lưới điện và bán lại toàn bộ lượng sản xuất được cho EVN.
Nhằm khuyến khích phát triển điện mặt trời, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ với đề nghị giữ mức như hiện tại đến hết năm 2021. Cả EVN và Bộ Công Thương đều kỳ vọng khi duy trì giá thu mua ở mức 9,35 cent/kWh đến năm 2021, sẽ giúp công suất ĐMTAM trên cả nước đạt 2.000MW.
Theo EVN, chi phí cho truyền tải, phân phối chiếm 30% trong cơ cấu giá thành điện. Vì vậy, ĐMTAM sản xuất và sử dụng tại chỗ sẽ giảm được chi phí truyền tải, tăng hiệu suất sử dụng.
Điện mặt trời trang trại hiện đang gặp khó khi tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình trạng quá tải lưới điện diễn ra, nhiều dự án điện mặt trời phải cắt giảm công suất.
Theo Thời Báo Kinh Doanh