Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 9 năm 2019 thặng dư 189 triệu USD, qua đó đưa mức thặng dư từ đầu năm đến hết ngày 15/9 đạt 5,57 tỷ USD.
Xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 9 bị giảm ở nhiều mặt hàng quan trọng như: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép các loại…
Đây được đánh giá là con số xuất nhập khẩu phù hợp với xu hướng đã được dự báo trước đó. Cụ thể, Bộ Công Thương cho rằng, trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ... Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro gia tăng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang kết hợp với sự xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang làm gia tăng những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa trong ngắn hạn khó có thể tăng mạnh như năm 2017 và 2018.
Tuy nhiên, tận dụng những cơ hội đến trong giai đoạn cuối năm, vốn là giai đoạn cao điểm cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất, đặc biệt là nhóm hàng điện tử tiêu dùng (điện thoại, tivi...) khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao; động lực xuất nhập khẩu… dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 6 – 8% như Bộ Công Thương đã đăng ký với Quốc hội.
Ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm nay dự báo sẽ sớm đạt mốc 400 tỷ USD trong thời gian ngắn tới.
Theo báo Công Thương