Thứ Bẩy, 23/11/2024 19:30:18 GMT+7
Lượt xem: 1332

Tin đăng lúc 09-11-2017

Kinh doanh đa cấp- Không còn là 'điểm nóng'

Bộ Công Thương đã khẳng định quyết tâm chấn chỉnh, thay đổi diện mạo lĩnh vực bán hàng đa cấp (BHĐC), để đây không còn là "điểm nóng" kinh tế - xã hội.
Kinh doanh đa cấp- Không còn là 'điểm nóng'
Hoạt động bán hàng đa cấp đang được chấn chỉnh mạnh

Hàng loạt doanh nghiệp bị "tuýt còi"

 

Năm 2016, 2017, một loạt doanh nghiệp (DN) kinh doanh đa cấp tại Việt Nam đã bị phát hiện và xử lý mạnh. Cùng với đó là việc siết chặt các quy định trong kinh doanh, phân phối… 

 

Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), cuối năm 2015, đầu năm 2016, có 67 DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, đã giảm xuống còn 40 DN. Trong số này, có 15 DN bị thu hồi giấy chứng nhận, 10 DN chủ động chấm dứt hoạt động và 2 DN tạm ngừng hoạt động. 9 tháng đầu năm 2017, số lượng DN BHĐC tiếp tục giảm thêm 4 DN. Tính tới hết tháng 9/2017, số lượng DN có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC còn lại 36 DN, giảm 46% so với cuối năm 2015. 

 

Theo số liệu báo cáo, tổng số tiền phạt hành chính đối với hoạt động BHĐC tại các địa phương trên toàn quốc ước đạt 369 triệu đồng; trong đó, tổng số tiền phạt hành chính từ các Sở Công Thương 294 triệu đồng, từ lực lượng quản lý thị trường 75 triệu đồng. Phần lớn vi phạm được các Sở Công Thương phát hiện và xử lý là về: Ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; vi phạm vềnhãn hàng hóa; vi phạm quy định thủ tục đăng ký đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo khi chưa được sự cho phép… 

 

Tiếp tục siết chặt, phối hợp nhiều chiều 

 

Khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện siết chặt quản lý kinh doanh BHĐC, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các Sở Công Thương và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Không chỉ cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra của Bộ Y tế đối với việc kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm của một số DN BHĐC, Bộ Công Thương còn thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu, chuyển đơn thư tố cáo cho các cơ quan công an liên quan đến các dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

 

Đặc biệt, trong công tác cấp mới, cấp sửa đổi, khâu thẩm định hồ sơ được làm chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về Quản lý BHĐC và Thông tư 24/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC.Theo đó, 6 tháng đầu năm 2017, có 3 DN nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC nhưng không có DN nào được cấp vì không đáp ứng đủ điều kiện. Bộ Công Thương chỉ cấp xác nhận sửa đổi, bổ sung cho 23 hồ sơ, trả lại 4 hồ sơ bổ sung do không đạt yêu cầu và một số DN tự rút hồ sơ.

 

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - cho biết: Kinh doanh BHĐC tại Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm chức năng. Để quản lý tốt hơn mặt hàng này, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát quy định quản lý nhà nước, phát hiện các bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để trình lãnh đạo Bộ ban hành công văn đóng góp ý kiến gửi Bộ Y tế nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý đối với sản phẩm thực phẩm chức năng. 

 

Công Thương đã hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện Dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

 

Nguồn Báo Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang