Chủ Nhật, 24/11/2024 13:22:46 GMT+7
Lượt xem: 2211

Tin đăng lúc 15-08-2017

Kinh doanh nông sản sạch theo kiểu Hàn Quốc

Nông sản Việt Nam đang dần hướng đến một nền nông sản sạch, tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng có đầu ra. Với mô hình bán nông sản ở Hàn Quốc liệu người Việt có nên hướng tới hay không?
Kinh doanh nông sản sạch theo kiểu Hàn Quốc
Local Food là mô hình mới và đang được nông dân Hàn Quốc hưởng ứng rất nhiệt tình. Nguồn của Thông tin Hàn Quốc

Từ câu chuyện nông nghiệp xứ Hàn

 

Trên Fanpage (Facebook) Thông tin Hàn Quốc, đăng tải bài viết về mô hình Local Food (bán nông sản) ở thành phố Gyeongju (Hàn Quốc):

 

Local Food là mô hình mới và đang được nông dân Hàn Quốc hưởng ứng rất nhiệt tình. Với mô hình này, người nông dân ở địa phương có thể bày bán trực tiếp sản phẩm của mình đến khách hàng và chỉ phải trả một phần rất nhỏ chi phí duy trì siêu thị thông qua triết khấu giá bày bán.

 

Một bà cụ lưng còng với vài luống rau lá vừng hay một bác nông dân có nguyên một trang trại dưa hấu đều tự mang sản phẩm của mình đến siêu thị, đóng gói, dán nhãn giá và để ra quầy. Cuối mỗi ngày sẽ nhận được tin nhắn qua điện thoại là hàng của mình đã bán được bao nhiêu và còn lại bao nhiêu.

 

Mô hình này là sự kết hợp giữa chính quyền và nông dân địa phương. Trong đó, nông dân sẽ được huấn luyện về cách thức vệ sinh sản phẩm trước khi mang đến siêu thị, cách đóng gói và bày bán sản phẩm.

 

Bước đầu của mô hình bán Local Food này đang rất thành công và chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của địa phương cũng như sự tự giác của người nông dân...


Lối đi nào cho nông sản sạch ở Việt Nam?

 

 

Theo số liệu thống kê của trang Thông tin Hàn Quốc cung cấp: Siêu thị Local Food của Gyeongju mới mở cửa ngày 8/7, với khoảng 262 đầu mục sản phẩm, sau 22 ngày khai trương đã có 14.353 khách mua hàng. Việc sử dụng kiểu kinh doanh Local Food, thì chính quyền địa phương không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân địa phương nơi đây mà còn là nơi đầu ra cho sản phẩm của người nông dân. Đồng thời, cả siêu thị lẫn người nông dân đều thu được lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra. Và hơn hết người tiêu dùng an tâm với những nông sản sạch và rẻ mà mình mua được.

 

Theo các chuyên gia, ở nước ta muốn học tập theo mô hình trên trước hết phải làm từ gốc nên ngọn, tức là người nông dân phải tự giác trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu họ làm theo thì sản phẩm được nhiều người mua; ngược lại, nếu vi phạm thì không chỉ cá nhân người vi phạm bị mất nguồn thu mà cả hệ thống sẽ bị sụp đổ vì khách hàng mất niềm tin, đồng thời quyền của người sản xuất và người tiêu dùng phải được chú trọng nhất, phải bỏ bớt được lợi nhuận khâu trung gian.

 

 

Mô hình bán nông sản tại Siêu thị Local Food của Gyeongju, Hàn Quốc. Nguồn của Thông tin Hàn Quốc


 

Người nông dân tự đóng gói sản phẩm của mình. Nguồn FB: Vi Quoc Hoan


Việt Nam là một đất nước có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để nền nông nghiệp hiện đại theo kịp các nước phát triển trên thế giới thì bản thân người nông dân cần phải thay đổi tư duy sản xuất. Bên cạnh việc đầu tư áp dụng công nghệ cao, bà con nên có ý thức trong việc sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm và tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm sạch cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

Nguồn PLO


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang