Thứ Hai, 25/11/2024 10:08:38 GMT+7
Lượt xem: 1980

Tin đăng lúc 15-02-2019

Kỹ thuật mới biến rác thải nhựa thành nhiên liệu sạch

Một giải pháp sáng tạo, vừa giúp khắc phục thảm họa môi trường vừa mang lại tiềm năng sinh lời lớn.
Kỹ thuật mới biến rác thải nhựa thành nhiên liệu sạch
Nhân loại đang đau đầu với rác thải ngựa tràn ngập trên biển

Hiện nay, rác thải nhựa đang tràn ngập khắp các đại dương, gây ô nhiễm và đe dọa cuộc sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue lại tỏ ra đặc biệt hào hứng với một kỹ thuật hóa học mới có khả năng biến nhựa vứt đi trở thành các polyme hữu ích, và thậm chí cả nhiên liệu sạch.

 

Trong một bài báo công bố trên Tạp chí Sustainable Chemistry and Engineering, các tác giả phát minh ra kỹ thuật này đã mô tả cách mà họ làm việc với polypropelene – một loại polymer thường được dùng để chế tạo ra rất nhiều thứ, từ đồ chơi cho đến túi đựng đồ ăn nhẹ; Và nhờ sử dụng nước ở nhiệt độ siêu nóng, họ đã có thể biến loại nhựa này thành nhiên liệu thay thế cho xăng thông thường trong các phương tiện đi lại.

 

“Chúng tôi mong muốn kiến tạo động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải nhựa trên toàn cầu, thông qua những nỗ lực phổ biến và thương mại hóa công nghệ chuyển đổi polyolefin thành một loạt các sản phẩm có giá trị như polyme, naphta (hỗn hợp hydrocarbon) và cả nhiên liệu sạch … ” – nhà nghiên cứu Linda Wang (ĐH Purdue), trưởng nhóm công bố, cho biết trong một thông cáo báo chí. Bà tỏ ra tin tưởng: “Kỹ thuật của chúng tôi hứa hẹn sẽ góp phần thanh toán đống rác thải nhựa khổng lồ, bên cạnh thúc đẩy lợi nhuận của ngành công nghiệp tái chế.”

 

Cũng trong bài báo, các tác giả cho biết: polypropelene hiện đang chiếm tới 23% trong số 5 tỷ tấn chất thải nhựa được đưa tới bãi chôn lấp hoặc đơn giản là bị tống ra môi trường. Như vậy, nếu có thể biến nó trở thành một loại hàng hóa có giá trị thì động lực để khuyến khích con người thu hồi, phân loại và tái sử dụng vì mục đích tốt sẽ được nhân lên gấp bội.

 

Mặc dù vậy, “chỉ xử lý chất thải nhựa, dù là tái chế hay vứt đi thì cũng vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề” – Wang thừa nhận. Nguyên do là, các loại nhựa thường rất chậm phân hủy, bên cạnh việc còn giải phóng nhiều chất dẻo và hóa chất độc hại khác ra môi trường (đất, nước, …). Điều này thực sự chính là một thảm họa, bởi một khi những chất gây ô nhiễm đó lọt vào đại dương thì hầu như sẽ không thể thu hồi lại hoàn toàn.

 

Nguồn Khoahocphattrien


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang