Thứ Hai, 09/12/2024 04:15:23 GMT+7
Lượt xem: 5829

Tin đăng lúc 14-10-2014

Lá cờ đầu đưa điện về nông thôn

Ngày 4.10 tại Hà Nội, EVN NPC tổ chức kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập (6.10.1969-6.10.2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Qua 45 năm phát triển, đến nay EVN NPC đã trở thành một trong những con chim đầu đàn của ngành điện Việt Nam.
Lá cờ đầu đưa điện về nông thôn

Ảnh minh họa

 

Lấy hiệu quả chính trị - xã hội làm trọng!

 

Ông Nguyễn Phúc Vinh - Tổng Giám đốc EVN NPC cho biết, nhiều năm qua, EVN NPC luôn là đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác điện nông thôn. “Chúng tôi luôn coi đây là chương trình trọng điểm nhằm thực hiện điện khí hóa nông thôn” - ông Vinh nói.

 

Địa hình nông thôn miền núi phía Bắc trải rộng và phức tạp, phụ tải không tập trung, bán kính cấp điện lớn, đường dây trung, hạ áp rất dài nên có suất đầu tư cho lưới điện ở vùng cao lên tới trên 20 triệu đồng/hộ, đặc biệt ở các xã biên giới có thể lên tới 80 triệu đồng/hộ… Song EVN NPC xác định không lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, mà lấy hiệu quả chính trị, xã hội làm trọng. EVN NPC đã tiếp nhận lưới điện ở gần 4.000 xã biên giới, hải đảo, nông thôn.

 

Thực hiện bán điện trực tiếp cho 7,3 triệu hộ dân nông thôn với giá quy định của Chính phủ, trong đó có hơn 2 triệu hộ nghèo được hưởng chính sách trợ giá điện. EVN NPC đã đầu tư gần 8.000 tỷ đồng phát triển xây dựng sửa chữa nâng cấp lưới điện nông thôn. Chắc chắn trong 3-5 năm tới, tổng công ty sẽ hoàn chỉnh lưới điện nông thôn theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Với tiêu chí “ngành điện tìm đến khách hàng”, EVN NPC đã bảo đảm toàn bộ khách hàng sử dụng điện mới được lắp đặt công tơ trong thời gian ngắn nhất với dịch vụ thuận tiện, đơn giản nhất…

 

Bài học cho các dự án điện ra đảo…

 

Không chỉ chú trọng đầu tư điện cho nông thôn, một trong những thành công đáng kể của EVN NPC là đưa điện thành công ra huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh). Với tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, dự án của EVN NPC đã cấp điện cho 1 thị trấn và 2 xã với 1.483 hộ dân. Đây không chỉ là dự án đầu tiên trong cả nước được thi công với công nghệ chôn cáp ngầm 22kV dưới đáy biển và rải dây điện 110kV trên không bằng khinh khí cầu, mà còn là dự án đầu tiên của ngành điện được thi công bảo đảm cả về tiến độ, thời gian và chất lượng. Nhờ có điện mà nhân dân trên đảo đã yên tâm bám biển, và dự án điện Cô Tô đã trở thành bài học quý cho các dự án điện ra đảo sau này.

 

Có thể nói, vượt lên tất cả, điều mà EVN NPC đã làm được là chuyển đổi một hệ thống công ty kinh doanh theo kiểu bao cấp, trì trệ thành những đơn vị tự chủ kinh doanh có lãi, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời xây dựng hệ thống hạ tầng lưới điện đồng bộ với nhiều trang thiết bị tiên tiến, hiện đại từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo; đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các ngành, doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của nhân dân; góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương; phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ điện cho khách hàng, đến nay tại 327 đơn vị điện lực ở 27 tỉnh, thành phố miền Bắc đã thành lập phòng giao dịch khách hàng và các đường dây nóng, tạo điều kiện để phục vụ bà con nông dân cũng như cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho bà con.

 

Theo Dân Việt


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang