Thứ Bẩy, 23/11/2024 21:10:58 GMT+7
Lượt xem: 474

Tin đăng lúc 09-05-2023

Làm gì để xuất khẩu thắng lợi ở nửa cuối năm 2023?

Theo nhận định của các chuyên gia, để thắng lợi ở nửa cuối năm, ngoài tình hình dịch COVID-19 phải được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác, đa dạng thị trường và chủng loại sản phẩm.
Làm gì để xuất khẩu thắng lợi ở nửa cuối năm 2023?
Để thắng lợi ở nửa cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đẩy mạnh chuyển đổi số, sản xuất xanh. Ảnh: Anh Tuấn

Doanh nghiệp cần chuyển đổi số, sản xuất xanh

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho hay, có một tín hiệu vui đối với thị trường dệt may là gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng so với các tháng trước. Do đó, kì vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm.

 

"Năm ngoái chúng ta xuất được hơn 44 tỉ USD và mục tiêu năm nay là 45-46 tỉ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỉ USD. Tuy vậy, giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm đã giảm mạnh so với năm 2022, nên để cả năm 2023 được tăng trưởng, chúng ta phải nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm" - bà Mai nhận định.

 

Theo đại diện VITAS, để thắng lợi ở nửa cuối năm, ngoài tình hình dịch COVID-19 phải được kiểm soát tốt, ngành dệt may phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh (nguồn nguyên liệu trong nước, thân thiện môi trường...) đáp ứng yêu cầu của đối tác, đa dạng thị trường và chủng loại sản phẩm...

 

"Mỹ chiếm trên dưới 20% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhưng đang gặp khó khăn nhiều nhất, trong khi các thị trường như khu vực Đông Nam Á, châu Á... ít bị ảnh hưởng hơn. Do vậy, chúng ta không thể "bỏ hết trứng vào một rổ", phải nỗ lực để sớm đa dạng thị trường, sản phẩm mới có thể tồn tại, phát triển" - bà Mai khẳng định.

 

 Tận dụng tối đa các hiệp định thương mại

 

Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - đánh giá, do tác động đến từ thị trường thế giới, nhu cầu của thị trường nhập khẩu nên tình hình xuất khẩu trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến phục hồi của thị trường nhập khẩu.

 

Do vậy, bà Trang cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần hướng đến các thị trường tiềm năng ở Trung Đông, Mỹ Latinh; triển khai đàm phán FTA với Mercosur. "Đây là hướng để khai mở thị trường Mỹ Latinh" - bà Nguyễn Cẩm Trang - cho biết.

 

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho rằng, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhiều công ty đã chủ động rà soát lại các chi phí để cắt giảm tối đa. Đồng thời tìm những thị trường ngách, đơn hàng nhỏ để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân chờ thị trường phục hồi.

 

Theo Lao động


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang