Triển vọng lạc quan ngành logistics
Báo cáo "Logistics và thương mại điện tử" do Bộ Công Thương thực hiện năm 2018 ghi nhận, năng lực của các doanh nghiệp logistics đang cải thiện thông qua các ứng dụng công nghệ.
Báo cáo dẫn số liệu về chỉ số năng lực logistics (LPI) 2018 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam xếp hạng 39/160 nước trong khảo sát, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Việt Nam đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tất cả các chỉ số tăng vượt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hóa.
Với việc các sàn TMĐT đua nhau tổ chức các chiến dịch khuyến mãi cũng làm lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh khiến nhu cầu dịch vụ logistics cho thương mại điện tử tăng cao, trên thực tế đang vượt quá khả năng đáp ứng.
Nỗ lực cải tiến quy trình xử lý và phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại điện tử đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy phát triển logistics tại Việt Nam, nhất là ở phân khúc giao hàng chặng cuối đến tay người tiêu dùng.
Sáng kiến công nghệ từ doanh nghiệp
Đơn cử đầu tháng 10, Lazada công bố loạt giải pháp thúc đẩy logistics để chuẩn bị phục vụ tốt hơn cho người dùng trong dịp lễ hội mua sắm 11/11 và 12/12. Theo đó, nhân dịp mở bán loạt iPhone mới nhất của Apple vào 0h ngày 1/11, hơn 1h sáng cùng ngày, ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam đã đích thân đi giao đơn hàng iPhone đầu tiên để quảng bá cho chương trình giao hàng hỏa tốc 2h ngay trong đêm. Doanh nghiệp này cũng giới thiệu dịch vụ giao hàng trong 4 giờ, áp dụng cho các sản phẩm cồng kềnh lên đến 15kg.
Ông James Dong - CEO Lazada Việt Nam đi giao iPhone lúc 1h sáng
Không chỉ đọc thông tin điểm đến để điều khiển robot, hệ thống còn có khả năng cân trọng lượng và đo kích thước của mỗi kiện hàng, lưu trữ trên hệ thống để làm cơ sở tính phí vận chuyển. Hiện Lazada có hai trung tâm phân loại hàng hoá tự động tại TP HCM và Hà Nội với công suất hàng chục nghìn đơn hàng mỗi giờ. Về giao hàng, đơn vị cũng ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để giúp người mua xem trạng thái đơn hàng theo thời gian thực. Doanh nghiệp còn ứng dụng các sáng kiến công nghệ trong quy trình xử lý hàng hóa. Hệ thống chia chọn tự động dựa vào các thông tin được mã hóa dưới dạng mã vạch trên vận đơn để đưa hàng đúng khu vực của khách hàng. Trên mỗi vận đơn sẽ có mã vạch thể hiện các thông tin điểm đến, hệ thống sẽ tự động đọc và điều khiển robot phân loại hoạt động.
Ứng dụng công nghệ đảm bảo theo dõi hàng hóa theo thời gian thực.
Theo đuổi xu hướng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT), doanh nghiệp hợp tác iLogic Việt Nam để triển khai hệ thống các điểm lấy hàng tự động qua "tủ khóa thông minh" (smart locker). Người mua hàng trên Lazada có thể chủ động lấy hàng mọi lúc và hoàn toàn tự động sau khi đặt hàng, chỉ cần quét mã QR nhận qua email hoặc nhập số điện thoại và mã OTP để mở tủ khóa. Hiện có 11 tủ khóa tại TP HCM và 7 tủ tại Hà Nội, đặt tại trung tâm mua sắm, chung cư và đại học.Ngoài phương thức nhận hàng tại nhà hay văn phòng thông thường, trong lễ hội mua sắm 11.11 lần này, Lazada cũng giới thiệu dịch vụ "Điểm lấy hàng" lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, triển khai trước mắt tại TP HCM và Hà Nội. Người mua có thể lấy hàng tại một trong hơn 300 điểm (collection point) thuộc hệ thống đối tác, bao gồm cửa hàng tiện lợi mở 24/7 như Circle K, quán trà sữa, cửa hàng quần áo hay nhà thuốc của hệ thống PostCo.
"Các lễ hội mua sắm là 'phép thử' cho hệ thống vận hành và giúp Lazada liên tục đổi mới để theo kịp với nhu cầu mua sắm ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam và Đông Nam Á. Chúng tôi đầu tư lớn vào hạ tầng e-logistics vì đây là 'xương sống' cho thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đồng hành với một số đơn vị logistics trong và ngoài nước để tăng tốc phát triển logistics", ông James Dong - CEO Lazada Việt Nam và Thái Lan nói.
Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2012, Lazada chỉ kỳ vọng đạt 500 đơn hàng một ngày. Hiện tại, đơn vị có thể xử lý trên 500 đơn hàng mỗi phút.
Dàn xe đạp điện của Lazada Express với thùng hàng lớn giúp giảm khí thải, tăng hiệu quả vận chuyển.
Trong khi đó vận chuyển xuyên đêm làm chậm thời gian và tăng chi phí vận hành. Tình trạng phụ thuộc vào xe máy để chuyển hàng nội thành cũng tồn tại bất cập bởi không hiệu quả, không chứa được khối lượng hàng hóa lớn, góp phần tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Lazada cũng đã đưa vào vận hành xe đạp điện với thùng hàng có sức chứa lớn và để góp phần giảm khí thải và tăng hiệu quả vận chuyển trong khu vực nội thành. Theo các chuyên gia, hiện vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân phối hàng hóa trên cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu dẫn đến tốc độ lưu thông của phương tiện chậm, nhất là giữa TP HCM, Hà Nội và liên tỉnh. Một số ý kiến cho rằng cấm xe tải nhỏ vào trung tâm thành phố cũng gây khó cho hoạt động của các đơn vị chuyển phát.
Các sáng kiến công nghệ từ doanh nghiệp tiềm lực mạnh trong và ngoài nước được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết hạn chế của thị trường, tối ưu hóa quy trình xử lý, phân loại và giao hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử và kéo theo đó, thúc đẩy phát triển thị trường logistics cho thương mại điện tử tại Việt Nam.
Theo Thời Báo Ngân Hàng