Thứ Năm, 21/11/2024 20:14:57 GMT+7
Lượt xem: 195

Tin đăng lúc 24-10-2024

Lo cuộc 'đổ bộ' của Temu giáng thêm đòn cho bán lẻ nội địa

Ngày càng xuất hiện nhiều sàn bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử như Temu, Shein, Taobao, Snapchat,… hướng đến người dùng trong nước, với mức giá cạnh tranh chưa từng có. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại các sàn thương mại trên có thể sẽ nuốt chửng doanh nghiệp Việt.
Lo cuộc 'đổ bộ' của Temu giáng thêm đòn cho bán lẻ nội địa
Một đôi dép được rao bán trên nền tảng của Temu chỉ 8.700 đồng và được miễn phí giao hàng

Đơn cử, bằng giá bán rất rẻ, Temu thuyết phục người dùng với khẩu hiệu "mua sắm như tỷ phú".

 

Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người dùng tuần gần đây.

 

Điểm nổi bật của Temu so với các sàn thương mại điện tử khác là giá sản phẩm rất rẻ, nhờ vào mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng, loại bỏ các chi phí trung gian.

 

Đáng chú ý, một vài ngày sau khi chính thức bán hàng sang Việt Nam, ngày 22-10 vừa qua, Temu đã tung ra một chiến lược mới khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate).

 

Nhiều cư dân mạng đã ngay lập tức chia sẻ rầm rộ về thông tin này, đồng thời "nổ" thêm về cơ hội kiếm hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng một cách dễ dàng từ việc tham gia Affiliate Temu.

 

Ông Nguyễn Duy Vĩ, chuyên gia marketing kiêm CEO Buzi Agency, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất nội địa sẽ đối mặt với sức ép từ giá bán cạnh tranh thấp của các sản phẩm ngoại nhập. Song, nhiều công ty trong nước không thể giảm giá đến mức của các nền tảng nước ngoài do chi phí sản xuất, nhân công và thuế cao hơn.

 

"Điều này dẫn đến nguy cơ mất khách hàng, đặc biệt trong phân khúc thấp và trung bình, nơi người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả", ông Vĩ nói.

 

Trước đó, những nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc khác như Taobao, 1688, Shein cũng đã tiếp cận thị trường Việt Nam.

 

Đây đều là những sàn thương mại điện tử truyền thống của Trung Quốc, nơi người bán của họ có sẵn gian, giỏ hàng. Giới doanh nhân Việt dự báo sẽ có sự tấn công ồ ạt của hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định các sàn thương mại điện tử nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải đăng ký theo quy định.

 

Trước việc một số quốc gia quan ngại và cấm Temu như Indonesia, Bộ Công Thương đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

 

Về nguyên tắc, Bộ Công Thương triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt, chống gian lận hàng gian, hàng giả, hàng nhái. Bộ đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi chặt.

 

Về giá cả, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: "Bản thân tôi cũng giật mình vì thấy giá của họ (Temu) rất rẻ, nhưng chúng ta phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, chưa dám khẳng định giá đó là cho hàng thật hay không, vì tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường".

 

Khi có kết quả nghiên cứu, Bộ Công Thương sẽ đề ra giải pháp nhằm kiểm soát...

 

Theo VNbusiness


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang