Thứ Bẩy, 23/11/2024 07:15:39 GMT+7
Lượt xem: 2397

Tin đăng lúc 25-01-2017

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT): Biết người biết ta trăm trận trăm thắng

“Để làm được điều đó cần phải có sự nhìn nhận đánh giá thẳng thắn toàn diện triệt để những vấn đề thực trạng nguyên nhân khách quan, chủ quan đang diễn ra trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay” - đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2017 của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) diễn ra vào ngày 23/1.
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT): Biết người biết ta trăm trận trăm thắng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo tại Hội nghị

Thống kê cho thấy, trong năm 2016, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 104.805 vụ vi phạm (tăng 1.059 vụ) với tổng số thu nộp ngân sách  548,9 tỷ đồng (tăng 89,1 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2015); Trong đó, giá trị hàng tịch thu là 380,9 tỷ đồng (tăng 14,9 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm); ước trị giá hàng tiêu hủy 162,5 tỷ đồng (tăng 47,8 tỷ đồng, tăng 41,6% so với năm 2015).

 

Một số Chi cục QLTT đạt kết quả cao về số thu nộp ngân sách nhà nước như: TP. Hồ Chí Minh (133,9 tỷ đồng), Hà Nội (66,3 tỷ đồng), Thanh Hóa (21 tỷ đồng), Đà Nẵng (20,3 tỷ đồng), Lạng Sơn (18,8 tỷ đồng), Quảng Ninh (16,3 tỷ đồng), Cần Thơ (14,6 tỷ đồng), Bến Tre (13,3,tỷ đồng), An Giang (13 tỷ đồng), Bắc Giang (11,5 tỷ đồng), Bắc Ninh (10,6 tỷ đồng). Một số mặt hàng có số lượng thu giữ lớn gồm hơn 1,4 triệu bao thuốc lá ngoại; trên 54.000 chai rượu; gần 10.000 tấn và hơn 108.000 chai phân bón; trên 1,3 triệu sản phẩm mỹ phẩm; trên 420.000 đồ chơi trẻ em; trên 6 triệu mét vải, quần áo các loại; trên 360.000 sản phẩm đồ điện tử; trên 220,5 tấn và trên 120.000 con gia súc, gia cầm các loại; trên 1.615 tấn thức ăn chăn nuôi.

 

Cùng với đó, lực lượng QLTT còn tiếp tục triển khai Kế hoạch của Bộ Công Thương về việc “tuyên truyền nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”. Năm 2016, lực lượng QLTT cả nước đã triển khai 2997 đợt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 70.215 cho các cá nhân, tổ chức; tổ chức ký cam kết đến 202.427 đối tượng kinh doanh...

 

"Những con số trên là kết quả của việc tăng cường phối hợp giữa Cục QLTT với Chi cục QLTT địa phương và các cơ quan liên quan, qua đó phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm lớn có tính chất liên tuyến, liên vùng. Công tác phối hợp đồng bộ đã tạo được sự gắn kết giữa các lực lượng chức năng và lực lượng QLTT”- ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương - cho biết. Ngoài ra, công tác đào tạo cũng được thực hiện liên tục thường xuyên, các cán bộ công nhân viên chức luôn được động viên để trau dồi nâng cao năng lực, nghiệp vụ cá nhân phục vụ cho nhiệm vụ.

 

Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng nêu lên không ít những khó khăn vướng mắc mà lực lượng QLTT còn gặp phải, đặc biệt trong vấn đề hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhiều văn bản còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm, chưa tháo gỡ được khó khăn cho các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ; Công tác quản lý địa bàn, dự báo tình hình có lúc, có nơi còn thiếu chủ động, nhạy bén, công tác dự báo chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa xử lý kịp thời một số vấn đề nổi cộm như vi phạm về an toàn thực phẩm...; Năng lực và trình độ chuyên môn của công chức QLTT ở một số đơn vị chưa đồng đều, không ít công chức chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu; Công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả của các nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm...

 

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 của lực lượng QLTT ngày 23/1

 

Ghi nhận cả những kết quả và những khó khăn của lực lượng QLTT trong thời gian qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ, QLTT là lực lượng phải tiếp xúc trực diện trên tất cả mọi khía cạnh đời sống kinh tế xã hội của hơn 90 triệu dân; Thực hiện việc kiểm tra, chấp hành chính sách của hàng loạt vấn đề không chỉ trong vấn đề thị trường mà còn trong sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực liên quan; Vì thế trách nhiệm đặt ra là vô cùng nặng nề. Nhấn mạnh về vai trò của lực lượng QLTT, Bộ trưởng cho rằng, đây không chỉ là lực lượng chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát hoạt động lưu thông hàng hóa mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khung khuôn khổ quyền hạn nhiệm vụ của Bộ Công Thương - Bộ quản lý kinh tế đa ngành.

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhận định “vẫn phải nhìn thẳng toàn diện để thấy những tồn tại bất cập còn tồn tại cả về chủ quan lẫn khách quan”.

 

Nhiều năm qua, QLTT vẫn luôn là điểm nóng của các câu hỏi trong các phiên chất vấn tại những kỳ họp Quốc hội. Công tác kiểm tra kiểm soát có tăng nhưng các hành vi buôn lậu hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng và gian lận thương mại vẫn ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Một số địa bàn trọng điểm vẫn tồn tại những điểm nóng, thậm chí trở thành cố hữu thường xuyên của buôn lậu đường, thuốc lá, phân bón, hóa chất kém chất lượng; Đặc biệt tại các tuyến biên giới, hoạt động buôn lậu còn công khai, nghênh ngang. “Câu hỏi được đặt ra là sau nhiều kế hoạch triển khai, chúng ta vẫn chưa thực sự có được tổng kết về phương thức âm mưu hành động của các lực lượng buôn lậu hàng giả hàng nhái và gian lận thương mại” - Bộ trưởng nêu vấn đề. 

 

Chính vì thế, với vai trò là đầu mối của các lực lượng quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, lực lượng QLTT luôn phải tập trung vấn đề nâng cao “chất lượng” về mọi mặt. Chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng của đội ngũ nhân lực (nâng cao hiểu biết, năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất chính trị…) mà còn cả trang thiết bị, hoạt động. Đồng thời cần phải chủ động đầu mối trong công tác phối hợp các lực lượng từ địa phương tới trung ương; Sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban chỉ đạo 389 từ Trung ương tới địa phương; Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách trong xử lý xử phạt; Xây dựng chính sách trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế…để công tác chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái, xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại thực sự có những chuyển biến tích cực, mang tính căn cơ, làm tiền để cho sự phát triển của nền kinh tế.

 

Bộ trưởng cũng yêu cầu, năm 2017, triển khai theo Pháp lệnh mới: Bộ máy, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của lực lượng QLTT sẽ phải được thực hiện theo tinh thần của Pháp lệnh mới để có những ý tưởng tốt hơn, tập trung hơn; Đồng thời có sự phối hợp, tăng cường vai trò chủ động, phối hợp tốt giữa lực lượng quản lý thị trường và các lực lượng chức năng. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình và những vấn đề đặt ra, không chỉ ở các bộ ngành mà cả các địa phương.

 


Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương, ông Trịnh Văn Ngọc phát biểu tại hội nghị

 

Năm 2017, dự báo tình hình kinh tế xã hội trong nước sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới sẽ vừa là động lực nhưng lại vừa là thách thức đối với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước. Hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn sẽ ngày càng diễn ra phức tạp.

 

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, lực lượng QLTT sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: Bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cơ quan, công chức làm công tác quản lý thị trường; Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tổ chức quốc tế...

 


Nguồn Báo Công Thương


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang