Thứ Bẩy, 23/11/2024 15:07:09 GMT+7
Lượt xem: 270

Tin đăng lúc 10-11-2024

“Mạnh tay” xử lý những đơn vị quảng cáo TPBVSK vi phạm quy định pháp luật, lừa dối người tiêu dùng

Hiện nay, thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) trong nước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh bài bản, còn một số đơn vị sử dụng “chiêu trò” quảng cáo thổi phồng công dụng, vi phạm quy định pháp luật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã và đang mạnh tay xử lý nghiêm những đơn vị quảng cáo gian đối nhằm thiết thực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
“Mạnh tay” xử lý những đơn vị quảng cáo TPBVSK vi phạm quy định pháp luật, lừa dối người tiêu dùng
Cục ATTP xử phạt 165 triệu đồng và buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Phú Thọ tháo gỡ và cải chính thông tin quảng cáo sản phẩm TPBVSK Kunni Cordyceps Reishi

Theo quy định, từ 01/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt GMP. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh TPBVSK phải tuân thủ các quy định của Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP,… Với các quy định cụ thể, chi tiết, Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý giúp thị trường thực phẩm chức năng, TPBVSK trong nước phát triển nhanh. Từ năm 2022 đến nay, Cục ATTP đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) cho 201 đơn vị; Cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố cho 24.643 sản phẩm. Trong đó, tỷ lệ sản phẩm TPBVSK bán trong nước chiếm khoảng trên 70%. Nhiều sản phẩm TPBVSK made in Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

 

Ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp triển khai nhiều kênh bán như: Thương mại điện tử, quầy thuốc, các hoạt động bán lẻ khác. Trong đó, các nền tảng xã hội như Facebook, Zalo, Youtobe, Tik Tok,… giúp các doanh nghiệp mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lợi dụng các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo vi phạm các quy định pháp luật: Quảng cáo TPBVSK như "thần dược", quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; Quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung đã được xác nhận; Sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, diễn viên, người nổi tiếng, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ,… để quảng cáo thực phẩm; Thiết lập tổng đài tư vấn giả mạo bác sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn không đúng về công dụng của TPBVSK, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng.

 

Đối với những hành vi quảng cáo TPBVSK nêu trên, ngoài việc mạnh tay xử lý các vị phạm, Cục ATTP đã phối hợp với các bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông,…, cùng các đơn vị như Facebook, Tik Tok để ngăn chặn và gỡ bỏ những đường link quảng cáo sai phép. Cụ thể, Cục ATTP đã xử lý 126 hành vi vi phạm, với số tiền phạt gần 17 tỷ đồng; Chuyển thông tin 95 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm trên 184 đường link vi phạm tới Bộ Thông tin và Truyền thông, 92 sản phẩm vi phạm trên 165 đường link vi phạm tới Bộ Công Thương để xử lý.

 

Được biết, trong thời gian tới, Luật ATTP, Nghị định 15/2028/NĐ-CP của Chính phủ sẽ được sửa đổi để tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quản lý, đáp ứng thực tiễn. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường công tác quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng, nhất là quảng cáo qua mạng xã hội; Công khai tên cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật và có chế tài xử phạt phù hợp; Bổ sung hành vi và tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo để đảm bảo tính răn đe.

 

Đức Trí


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang