Thứ Bẩy, 23/11/2024 03:21:06 GMT+7
Lượt xem: 4812

Tin đăng lúc 14-11-2019

May 10 và các doanh nghiệp ngành Dệt May: Cần ứng dụng công nghệ để tiếp cận thị trường thế giới và tăng giá trị cho sản phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Dệt May Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh trên các thị trường ngày càng quyết liệt; giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng chậm; các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu có xu hướng ngày càng gia tăng...
May 10 và các doanh nghiệp ngành Dệt May: Cần ứng dụng công nghệ để tiếp cận thị trường thế giới và tăng giá trị cho sản phẩm
Phó Bí Thư thành ủy Hà Nội - Ngô Thi Thanh Hằng, thăm May 10.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ngoài việc tạo ra các cơ hội mở rộng và đa dạng hóa thị trường với mức độ ưu đãi cao, giúp nền kinh tế tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu, cũng sẽ đặt ra những khó khăn, thách thức mới cho ngành may mặc, nhất là trong việc thực hiện các cam kết quốc tế sâu rộng và ở mức cao hơn.

 

Để khắc phục những hạn chế trên, Tổng công ty May 10 (May 10) sẽ tập trung các giải pháp đồng bộ, đó là: Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và quốc tế với nhiều hình thức khác nhau, trong thời gian sắp tới, May 10 sẽ tập trung kiện toàn và phát triển mở rộng hệ thống của mình dựa trên một số tiêu chí sau: Một là, chuẩn hóa hình ảnh nhận diện hệ thống Showroom cửa hàng, đại lý trên toàn quốc. Hai là, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị của từng chủng loại sản phẩm để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Ba là, phát triển các dòng sản phẩm thời trang cao cấp mang tính đột phá cả về kiểu dáng, chất liệu, công nghệ… nhằm cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu thời trang ngoại nhập. Bốn là, tiến hành Franchise thương hiệu và một số nhãn hiệu May10 đang sở hữu để cùng phát triển các khu vực thị trường ngách nhằm tận dụng lợi thế của May10 và đối tác...

 

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, thăm gian hàng thời trang May 10.

 

 

Phó Bí Thư  thành ủy Hà Nội - Ngô Thi Thanh Hằng, thăm Trung tâm thương mại May 10.

 

Tổng Giám đốc Thân Đức Việt chia sẻ: Hiện nay, trong mọi công đoạn sản xuất, việc ứng dụng công nghệ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, việc bắt kịp xu hướng chất liệu, công nghệ mới hiện nay sẽ là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp may Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng thế giới, cũng như tăng giá trị cho sản phẩm.

 

Hiện nay, việc nghiên cứu các xu hướng và phát triển công nghệ phụ trợ cho ngành Dệt May Việt Nam là một nhu cầu cần thiết, có thể kể đến:

 

 - Nghiên cứu xu hướng chất liệu vải đang được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang là phải tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Tùy vào điều kiện thời tiết của từng địa phương mà người tiêu dùng có nhu cầu lựa chọn các sản phẩm riêng. Chẳng hạn, ở các nước nhiệt đới, vải cần có thêm đặc tính tạo cảm giác mát mẻ khi mặc trong thời tiết nắng nóng và phải có công năng ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ trong sản xuất vải để sản phẩm có thêm các tính năng khác như mau khô, chống nhăn,…          

 

- Nghiên cứu phát triển các nguồn nguyên liệu: Hiện nay các loại vải cotton để may các trang phục mùa hè, nhưng gần đây đã có khuynh hướng chuyển sang dùng các loại vải có công nghệ kết hợp sợi nano, giúp mau khô mồ hôi và tạo cảm giác mát mẻ trên da nhờ các sợi chỉ được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt. Công nghệ tích hợp ánh nắng mặt trời vào sợi vải để tạo ra sự tỏa nhiệt, giữ ấm cho người mặc, hay sử dụng hóa chất để tạo ra tính năng xua đuổi côn trùng cho vải…

         

- Nghiên cứu công nghệ để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, trong đó đưa công nghệ in 3D vào sản xuất là một minh chứng hoàn hảo cho việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để áp dụng công nghệ này vào sản xuất đại trà lại là vấn đề mà ngành May cần suy nghĩ, nghiên cứu và ứng dụng triệt để…

 

 

Đại biểu 9 tỉnh thăm May 10

 

Tổng Giám đốc May 10, ông Thân Đức Việt nhấn mạnh: “Tất cả những vấn đề này, May 10 cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt May Việt Nam và thế giới đều không đủ năng lực để tự thực hiện nghiên cứu, mà chúng tôi cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển công nghệ phối hợp để cùng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn nữa, mang tính ứng dụng cao để thúc đẩy nền sản xuất của chúng ta ngày càng phát triển...”.

 

PV


Tag:May10

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang