Thứ Tư, 27/11/2024 13:27:48 GMT+7
Lượt xem: 4536

Tin đăng lúc 15-07-2016

Mối nguy "ngầm" từ nước đóng chai

Theo thống kê, trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng 130 sản phẩm nước uống đóng chai với rất nhiều chủng loại phong phú, nhưng chất lượng vẫn thiếu kiểm soát.
Mối nguy "ngầm" từ nước đóng chai
Công ty TNHH URC vừa bị phạt 5,8 tỷ đồng với hàng loạt hành vi vi phạm trong đó có việc sản xuất 2 lô C2, Rồng Đỏ với hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép.

Thực tế, các sản phẩm nước đóng chai bấy lâu đều được người tiêu dùng (NTD) sử dụng hồn nhiên trong ăn uống thường ngày mà không hề hay biết về chất lượng, chỉ đến khi các cơ quan chức năng công bố sản phẩm này, sản phẩm kia đang vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, cấm lưu hành… thì NTD mới biết.

 

Nguy hại từ các phụ gia

 

Đình đám nhất, cách đây vài năm về trước, lực lượng chức năng đã bắt quả tang tại kho chứa hàng của Công ty Tân Hiệp Phát lên đến 26 tấn hương liệu hết đát để chế biến sản xuất các sản phẩm nước đóng chai được NTD ưu chuộng trên thị trường của công ty như: trà xanh 0 độ, Number one, trà thanh nhiệt Dr.Thanh. Và gần đây nhất, thông tin nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì có hàm lượng chì 0,84 mg/kg, trong khi hàm lượng cho phép là 0,5 mg/kg. Còn trên thị trường hiện nay với hàng chục loại nước đóng chai khác có nhiễm chì, hương liệu quá đát… hay không khiến NTD hoang mang, e dè khi lựa chọn mua sản phẩm.

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc dùng hương liệu kém chất lượng để chế biến thực phẩm, đồ uống có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, gây dị ứng, ngứa ngáy, lở loét. Thậm chí, một số loại cồn, kim loại nặng trong dung môi hoặc chất độn của hương liệu còn có thể gây ung thư… Hay hàm lượng chì cho phép trong nước là 0,05mg/lít, người sử dụng sẽ không bị ngộ độc chì, vì lượng chì có thể thải ra ngoài qua đường nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm có chì vượt ngưỡng cho phép nhiều lần thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe là rất lớn. Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sảy thai. Đặc biệt nhiễm độc chì rất nguy hiểm cho trẻ em. Vì vậy, các nhà sản xuất cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định hàm lượng chì trong ngưỡng cho phép trong các sản phẩm nước có màu, đồ chơi trẻ em…

 

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh: Trẻ tiêu thụ càng nhiều nước ngọt có ga, đồng nghĩa với nạp không ít lượng đường đôi, đường đơn vào cơ thể. Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đường đôi, đường đơn chỉ nên chiếm không quá 5% năng lượng trong một ngày của mỗi người. Không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Bởi chế độ ăn hàng ngày của trẻ hầu hết vẫn chưa đáp ứng được lượng canxi cần thiết, lại thêm uống nhiều nước ngọt có ga khiến việc đào thải canxi nhanh, càng khiến trẻ thiếu canxi, dẫn đến còi xương, chậm lớn, hạn chế phát triển chiều cao… Hay chất tạo màu HT155 ghi công khai trên nhãn nước mắm Nam Ngư cá ngừ đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chất này có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da…

 

Người tiêu dùng cam chịu

 

Theo các chuyên gia, an toàn thực phẩm phải xem là đạo đức của nhà sản xuất, là lương tâm của nhà quản lý đối với cộng đồng. Tại sao các DN nước ngoài, đứng trước một cuộc khủng hoảng về chất lượng sản phẩm, điều đầu tiên là xác minh sự thật, sau đó đứng ra xin lỗi NTD và tìm cách khắc phục những sai lầm yếu kém của mình. Thậm chí, tiêu hủy hàng loạt sản phẩm hư hỏng không đạt chuẩn an toàn dù thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế, nhưng họ lại giữ được “chữ tín” dám chịu trách nhiệm sản phẩm của mình đến cùng. Kể cả việc phải bồi thường số tiền lớn cho khách hàng.

 

Trong khi đó, các DN Việt Nam kẻ thì tìm cách lấp liếm, che đậy thông tin, người thì hành xử thiếu thuyết phục, khiến NTD mất niềm tin vào chất lượng sản phẩm. Như cách nói của một chuyên gia: ““Khách hàng là thượng đế” đang dần bị nhạt phai, mà thay vào đó là lợi nhuận bằng mọi giá của DN, bất chấp sức khỏe NTD”.

 

Uống nhiều nước ngọt đóng chai có tác hại đến sức khỏe hay không?

(DĐDN)- Hầu hết chúng ta đều công nhận một thực tế rằng nước ngọt có gaz không phải là một thực phẩm khoẻ mạnh. Tuy nhiên, NTD không biết rõ một cách đầy đủ các tác hại của nước ngọt và sự hủy diệt nó gây ra cho cơ thể chúng ta.

Một số phát hiện khoa học gần đây về nước ngọt cho thấy nếu uống thường xuyên, bạn có thể đang đưa các bệnh không mong muốn vào cơ thể bạn – hầu hết trong số đó là đường tắt dẫn đến cái chết sớm và đường chính là tác nhân chính gây ra các rối loạn.

Ngay cả người uống loại nước ngọt không đường (nước ngọt cho người ăn kiêng) cũng không né được. Cả hai loại nước ngọt đều bất lợi cho sức khoẻ của bạn: Nước ngọt gây tăng cân ở tất cả những nơi không mong muốn; Nước ngọt không làm bạn cảm thấy no; Nước ngọt tăng tốc độ lão hóa; Uống Nước ngọt có thể dẫn đến sự kháng insulin; Uống Nước ngọt có thể dẫn đến sự kháng insulin; Tiêu thụ Nước ngọt có thể góp phần gây bệnh tim; Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường; Thức uống có đường có liên quan đến bệnh Alzheimer; Loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng gây rối loạn não bộ nghiêm trọng; Chất caramel tạo màu trong nước ngọt có chứa chất gây ung thư; Đường trong nước ngọt có thể gây nghiện; Tác hại của nước ngọt cho răng của bạn; Một số loại nước ngọt có chứa chất kháng cháy có độc tính cao…

 

 

Vũ Thế Thành – chuyên gia an toàn thực phẩm FTA

 

Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang