Thứ Năm, 21/11/2024 20:27:54 GMT+7
Lượt xem: 6108

Tin đăng lúc 10-01-2020

Ngành Công Thương Bình Định: Năm 2020 - Nhiều giải pháp đột phá để phát triển tăng trưởng nhanh, bền vững

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2019, những con số thống kê cho thấy ngành Công Thương Bình Định tiếp tục phát triển trên cơ sở phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về lao động, kỹ thuật, nguyên liệu đầu vào và năng động mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo tỉnh và nỗ lực của Sở công Thương đã tích cực tham mưu hỗ trợ các DN chủ động vượt khó, hoàn thành tốt KH năm 2019 và tạo nền tảng vững chắc cho các mục tiêu phát triển năm 2020.
Ngành Công Thương Bình Định:  Năm 2020 - Nhiều giải pháp đột phá để phát triển tăng trưởng nhanh,  bền vững
Hội nghị Kết nối cung cầu sản phẩm Bình Định với các tỉnh, thành phố năm 2019

Niềm tin từ những con số phát triển

        

Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 8,35% so với năm 2018. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45.033 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Các chương trình khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, hệ thống phân phối cung ứng dịch vụ thương mại ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa ngày càng được quan tâm. Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hơn 74.673 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ và vượt 3,7% so với kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt hơn 911 triệu USD, tăng 8,6%. Hiện, hàng hóa của DN trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu sang 96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục.

         

12 sản phẩm có mức tăng cao hơn mức chung của toàn tỉnh: Dăm gỗ (+33,4%); Gạch và gạch khối xây dựng (+29,35%); Tấm lợp bằng kim loại (+26,97%); Giày dép (+15,8%); Bao bì bằng bìa cứng (+13,6%); điện thương phẩm (+13,52%), Thức ăn gia cầm (+14,1%), ... Sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất đã tăng 7% so cùng kỳ. Nhiều Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; trong đó, đáng chú ý là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, giúp các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào 28 quốc gia châu Âu mà không cần qua nước trung gian và châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Bình Định, chiếm đến 52,4% giá trị xuất khẩu.

         

 

FPA Bình Định ký kết hợp tác với Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai.

 

Tạo đột phá cho năm 2020: Tốc độ nhanh và bền vững

       

Bước vào năm 2020, ngành Công Thương Bình Định tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng tinh chế các sản phẩm xuất khẩu và sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường; thu hút các dự án đầu tư có công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, đạt giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống thương mại với cơ cấu phù hợp,chú trọng phát triển thương mại nông thôn; duy trì xuất khẩu thị trường truyền thống các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các DN công nghiệp và thương mại; kết nối sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển KT-XH. Toàn ngành phấn đấu thực hiện:

 

Chỉ số SXCN tăng 8,5%; Giá trị SXCN ước đạt 49.500 tỷ đồng tăng 10,5% so với năm 2019;

 

Kim ngạch xuất khẩu đạt 970 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 430 triệu USD;

         

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2020 đạt 82.500 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2019.

      

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (hàng đầu, người đứng thứ 2 tính từ phải sang) thăm nhà xưởng SX của Công ty Tiến Đạt

 

Kế hoạch 1- giải pháp 10

      

Ông Phan Cao Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Công Thương trong năm qua. Năm 2020, Công Thương Bình Định cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN củng cố, phát triển thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển công nghiệp - thương mại nông thôn. Đặc biệt là quan tâm hỗ trợ phát triển các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp theo quy hoạch...

      

Cụ thể là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững gắn với các khu, cụm công nghiệp và làng nghề; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

 

Tập trung phát triển đồng bộ thương mại với cơ cấu phù hợp loại hình kinh doanh hiện đại và truyền thống, chú trọng phát triển thương mại nông thôn; duy trì xuất khẩu thị trường truyền thống các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đầu tư kết cấu hạ tầng trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, trung tâm dịch vụ logistics, hệ thống kho bãi.

 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp và thương mại; kết nối sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

 

                                                                            Văn Thuận


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang