Thứ Bẩy, 23/11/2024 15:25:30 GMT+7
Lượt xem: 10863

Tin đăng lúc 18-01-2020

Ngành Công Thương Hà Nội: Cải cách hành chính hiệu quả

Sở Công Thương Hà Nội thường xuyên tiếp xúc, nắm bắt tình hình, khó khăn của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn; tham mưu UBND thành phố các giải thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương.
Ngành Công Thương Hà Nội: Cải cách hành chính hiệu quả
Hà Nội cắt giảm nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính

 

Năm 2019, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu, trình UBND thành phố ban hành 2 quyết định công bố danh mục 121 thủ tục hành chính (TTHC) bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, 18 TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện. Trong đó, 24 TTHC đã được rút ngắn thời gian giải quyết với tổng số 116 ngày làm việc so với quy định; đơn giản hóa được 9 điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương; điều chỉnh nội dung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đối với 79 TTHC ngành Công Thương… Rà soát lại 100% các quy trình giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền, trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt 152 quy trình nội bộ giải quyết 134 TTHC thuộc thẩm quyền của Sở và 18 TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện...

 

Sở cũng đã tiến hành rà soát và công bố 18 TTHC, cắt giảm tổng số 13 TTHC trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian trả kết quả giảm từ 25% - 40%. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng chuyên môn hỗ trợ tối đa các điều kiện giúp các DN thực hiện nhanh gọn các TTHC liên quan đến cấp các loại giấy về ATTP. Việc cấp các loại giấy tờ về ATTP đã được theo quy định, có hiệu quả, đảm bảo giải quyết 100% hồ sơ đúng hạn và sớm hạn.

 

Tăng đối thoại hỗ trợ doanh nghiệp

 

Năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tăng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 16,7 tỷ USD, tăng 20,3% so với thực hiện năm 2018, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2016 trở lại đây.

 

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – cho hay, năm 2020, ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư, kinh doanh; giảm tối đa các chi phí khởi nghiệp, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Chủ động tạo thêm nhiều kênh tiếp xúc, đối thoại để nắm bắt kịp thời tình hình khó khăn của DN trên địa bàn thành phố….

 

Tiếp tục thực hiện tốt các văn bản pháp luật về cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa TTHC; kiểm soát TTHC, rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, DN…

 

Để nâng cao hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước ngành Công Thương, ông Nguyễn Doãn Toản – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – đề nghị, năm 2020, Sở Công Thương tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi chia sẻ dữ liệu, quản lý theo quy trình ISO, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC. Tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực công thương để tăng cường phân cấp và tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành.

 

Năm 2020, ngành Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt trên 8,8% so với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 8%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng trên 10,8% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trên 12% so với năm 2019.

 

Theo Báo Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang