Thứ Tư, 04/12/2024 00:50:35 GMT+7
Lượt xem: 270

Tin đăng lúc 12-07-2024

Ngành Dệt May: Thêm chế độ phúc lợi mới từ Thỏa ước lao động tập thể

Sáng 11/7/2024, Công đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI
Ngành Dệt May: Thêm chế độ phúc lợi mới từ Thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước nhằm tiếp tục đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, cũng như điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh về chi phí lao động giữa các DN trong hệ thống...

 

Cụ thể TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam lần VI có một số nội dung quan trọng như: Giữ nguyên các điều khoản đã xác lập trong TƯLĐTT Ngành lần V về mức thu nhập tối thiểu, thang bảng lương, chế độ phụ cấp, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và quy định về đảm bảo duy trì, cải thiện các chế độ đã đạt được;

 

Tăng mức và xác định mức tiền cụ thể đối với một số chế độ, chính sách đã được xác lập từ TƯLĐTT ngành lần V gồm: tăng mức tiền ăn ca thêm 2.000 đồng/suất/vùng; tặng quà cho lao động nữ vào ngày 8/3 và ngày 20/10 hàng năm mức tối thiểu 50.000 đồng/người/lần;

 

Xác lập chế độ phúc lợi mới là chi hỗ trợ NLĐ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi mức tối thiểu 50.000 đồng/người/tháng.

 

Đồng thời Mở rộng đối tượng tham gia áp dụng TƯLĐTT. Cụ thể, những doanh nghiệp (DN) mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) không thuộc Hiệp hội và Công đoàn cơ sở (CĐCS) không thuộc Công đoàn Dệt May nhưng nếu cả NSDLĐ và đại diện tập thể lao động của DN cùng ký công văn xin tham gia TƯLĐTT Ngành gửi cho Hiệp hội và Công đoàn Dệt May Việt Nam và được cả hai bên chấp thuận thì được áp dụng TƯLĐTTT Ngành.

 

Tăng và xác định mức tiền cụ thể đối với một số chế độ, chính sách đã được xác lập, xác lập chế độ phúc lợi mới,mở rộng đối tượng tham gia áp dụng...là một số điểm mới của Thỏa ước lao động tập thể lần thứ VI của Ngành Dệt May.

 

Đại điện Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu tại buổi lễ, bà Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cam kết đồng hành, gắn bó, hiệu quả, chặt chẽ và khăng khít cùng với NSDLĐ trong tập hợp, tuyên truyền, thu hút vận động tổ chức các phong trào thi đua cũng như chăm lo một cách tốt nhất đến việc làm và đời sống của NLĐ.

 

Bà Phạm Thị Thanh Tâm khẳng định “Công đoàn Dệt may Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đưa việc các CĐCS tham gia TƯLĐTT Ngành, đây sẽ là một tiêu chí quan trọng để xét danh hiệu CĐCS vững mạnh xuất sắc, xét giải thưởng DN tiêu biểu vì NLĐ cấp ngành và hiệp y cấp quốc gia”

 

Thực tế để đi đến TƯLĐTT lần thứ VI mục tiêu xác lập các chế độ, chính sách phúc lợi cao hơn quy định của pháp luật, áp dụng cho người lao động (NLĐ) trong hệ thống, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tiến hành thương lượng từ ngày 26/4 đến ngày16/5/2024.

 

Từ kết quả thương lượng, ngày 20/5/2024, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam đã ban hành công văn liên tịch số 109/LT-HH-CĐDMVN về việc ủy quyền và đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam để lấy ý kiến NSDLĐ và CĐCS theo quy định. Đến ngày 30/6/2024 đã có 85 DN và 85 CĐCS gửi giấy ủy quyền và đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành Dệt May lần thứ VI, chiếm tỷ lệ trên 75%, đủ điều kiện ký kết theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam lần ký kết thứ VI này TƯLĐTT của Ngành sẽ tiếp tục đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, cũng như điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh về chi phí lao động giữa các DN trong hệ thống, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa NLĐ và NSDLĐ Dệt May trên cả nước.

 

Theo Tạp chí Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang