Chủ Nhật, 24/11/2024 10:16:43 GMT+7
Lượt xem: 5511

Tin đăng lúc 21-10-2015

Nghệ An: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tại Quyết định số 2107/QĐ-UBND.
Nghệ An: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại
Nước mắm Vạn Phần Nghệ An - Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015

Theo đó, quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gồm: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với thị trường tiêu thụ và gắn với vùng nguyên liệu để phát triển ổn định, bền vững; tạo những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và xuất khẩu; Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, an toàn với môi trường; có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; tạo được sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh thị trường; giải quyết được nhiều việc làm ổn định cho lao động địa phương.

 

Mục tiêu thực hiện Đề án đến năm 2020 được xác định cụ thể như sau: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản (theo giá cố định 2010) đạt 24.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,2 -12,5%/năm: Kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, tăng bình quân 17,02%/năm; Tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho khoảng 40.000 lao động, góp phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn diện theo hướng bền vững, tạo thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới; Gắn sản xuất chế biến với vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, nâng cao giá trị sản phẩm đầu vào cho người trồng nguyên liệu; tạo sự gắn kết bền vững lâu dài giữa người trồng nguyên liệu và cơ sở chế biến.

 

Đề án cũng xây dựng phương hướng phát triển cho 11 phân ngành chế biến nông, lâm, thủy sản bao gồm: Chế biến thức ăn chăn nuôi; Chế biến thịt gia súc, gia cầm; Chế biến sữa; Sản xuất đường kính; Chế biến chè; Chế biến cao su; Chế biến sắn; Chế biến nước hoa quả; Chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Chế biến thủy sản và Chế biến dược liệu.

 

Để triển khai thực hiện Đề án, 7 nhóm giải pháp đã được đề xuất, gồm: Giải pháp về nguyên liệu; Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý Nhà nước; Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản trên địa bàn, xác định quy mô và lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp; Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ; Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nâng cao tay nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và Giải pháp phát triển thị trường.

 

Nguồn: Cục Công nghiệp địa phương

 

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang