Thứ Bẩy, 23/11/2024 22:20:59 GMT+7
Lượt xem: 3234

Tin đăng lúc 18-02-2019

Nghị quyết 02/2019/NQ-CP: Làn gió mới trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019

Nghị quyết 02/2019/NQ-CP (Nghị quyết 02/NQ-CP) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2019 có một số điểm khác biệt.
Nghị quyết 02/2019/NQ-CP: Làn gió mới trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Nghị quyết 02/NQ-CP sẽ là làn gió mới trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Nghị quyết lần này không đề ra những nhiệm vụ cụ thể, giải pháp cụ thể giao cho từng bộ, ngành, thay vào đó xác định từng chỉ số, chỉ tiêu cụ thể và mục tiêu của từng chỉ tiêu, chỉ số. Mục tiêu cuối cùng là phải vào nhóm ASEAN 4.

 

Nghị quyết giao từng Bộ trưởng chịu trách nhiệm thực hiện từng mục tiêu đó, còn thực hiện như thế nào, làm khi nào do Bộ trưởng quyết định. Theo đó, trách nhiệm của các Bộ trưởng ngày càng được đề cao, Bộ trưởng hoặc người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm về từng chỉ số, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc đạt các mục tiêu được giao. Sau này nếu không đạt được mục tiêu, Bộ trưởng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Bên cạnh đó, Chính phủ xác định tập trung chỉ đạo 4 lĩnh vực trọng tâm trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019, trong đó có hai nhiệm vụ đã có từ trước. Lĩnh vực thứ nhất là tiếp tục cắt bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, vì trên thực tế các doanh nghiệp đang kêu ca phàn nàn rất nhiều về những vướng mắc, rào cản trong thực hiện các điều kiện kinh doanh. Những cải cách vừa qua tuy rất quyết liệt nhưng doanh nghiệp phản ánh những cải cách đó phần nào đó chưa thực chất, chưa tác động đúng tới doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như những báo cáo hành chính mà các cơ quan nhà nước trình lên.

 

Lĩnh vực thứ hai là cải cách kiểm tra chuyên ngành, theo ông Cung, năm 2018 chúng ta chưa đạt mục tiêu. Đây vẫn là lĩnh vực mà chi phí tuân thủ về thời gian, tiền bạc để thực hiện các thủ tục XNK, đặc biệt là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam vẫn đứng cao nhất trong số các nước ASEAN, gấp 2 lần so với Thái Lan, 3 lần so với Malaysia và nhiều lần so với Singapore.

 

Lĩnh vực thứ ba ông Cung cho rằng, tập trung cải thiện trong năm 2019 là thanh toán điện tử với dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu là thanh toán hiện nay phải làm sao giảm tối đa tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp và công chức có liên quan, bởi trên thực tế, nếu phải tiếp xúc trực tiếp là cơ hội cho tham nhũng vặt, là chỗ mà công chức cố tình gây phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm việc này không dễ. Và lĩnh vực thứ tư là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

 

Năm 2019, với phương châm đã được Chính phủ thống nhất là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Theo phương châm này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), Bộ KH&CN đã xác định các nội dung cần triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021, cụ thể:

 

Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh. Công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa trong năm 2018.

 

Hướng dẫn, đánh giá thực hiện Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

 

Căn cứu trên cơ sở đánh giá này, tiếp tục thực hiện kế hoạch rà soát bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi trước quý III năm 2019; bảo đảm mục tiêu bãi bỏ, đơn giản hóa tối thiểu 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

 

Đến hết năm 2019, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Trong quý I năm 2019, hoàn thành rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn.

 

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trong thời hạn tối đa 01 ngày xác nhận để thông quan hàng hóa và thực hiện hậu kiểm).

 

Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức ĐGSPH đẩy mạnh việc thừa nhận kết quả thử nghiệm, chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài, đồng thời thực hiện cơ chế đánh giá tại nguồn (tại nước xuất khẩu) để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa theo lô hàng.

 

Phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm hàng hóa trong việc thực hiện giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm hàng hóa nhóm 2, chuyển mạnh cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm;… Xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

 

Song song với việc duy trì quản lý hậu kiểm đối với 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93,3% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL cũng sẽ thực hiện việc rà soát Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN của Bộ KH&CN về công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN và Tổng cục TCĐLCL.

 

Trong năm 2019, hoàn thành tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một sản phẩm, hàng hóa.

 

Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả việc giải quyết trên Cơ chế một cửa quốc gia đối với 04 thủ tục về kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Tổng cục TCĐLCL như Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu; Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo nhập khẩu; Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).

 

Rà soát, lựa chọn các thủ tục hành chính đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định pháp luật để đưa vào cung cấp dịch công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở cấp độ 4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

Nguồn VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang