Thứ Bẩy, 23/11/2024 23:57:05 GMT+7
Lượt xem: 930

Tin đăng lúc 05-04-2021

Nguồn thực phẩm gia tăng đảm bảo ổn định thị trường

Sản lượng thịt bò, thịt lợn và các loại gia cầm cùng tăng so với thời điểm năm trước giúp ổn định thị trường, không gây biến động về giá.
Nguồn thực phẩm gia tăng đảm bảo ổn định thị trường
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 3/2021, giá lợn hơi có xu hướng giảm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm. Hiện giá lợn sống dao động trong khoảng 71.000 – 77.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2021.

 

Nguồn cung thịt, thực phẩm dồi dào

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng số bò tính đến cuối tháng 3/2021 ước tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm 2020; tổng số trâu giảm 2,3%; tổng số lợn tăng 11,6%; tổng đàn gia cầm tăng 8,3%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng trong quý I/2021 đạt 32,2 nghìn tấn, tăng 0,7%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 120,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 1.018,8 nghìn tấn, tăng 7,5%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 513,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; sản lượng sữa bò tươi đạt 270,1 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2021, Việt Nam nhập khẩu 8,64 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 21,06 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với tháng 2/2020. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 18,89 nghìn tấn thịt lợn, trị giá 45,39 triệu USD, tăng 88,7% về lượng và tăng 107,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 với 11,22 nghìn tấn, trị giá 30,27 triệu USD, tăng tới 6.351% về lượng và tăng 5.186% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

 

Trong tháng 2/2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,27 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 4,43 triệu USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 24,9% về trị giá so với tháng 1/2021. Thịt và các sản phẩm thịt được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hong Kong, Hàn Quốc.

 

Xuất khẩu tôm đứng thứ nhất

 

Cũng theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 170.000 tấn, trị giá 685 triệu USD, tăng 7,94% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với tháng 3/2020. Tính chung quý 1/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 422,3 nghìn tấn, trị giá 1,687 tỷ USD, tăng 4,77% về lượng và tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra, basa và cá đông lạnh của Việt Nam giảm, xuất khẩu tôm các loại ổn định, trong khi xuất khẩu chả cá, mực các loại, cá khô, cá đóng hộp tăng mạnh.

 

Đáng chú ý, tháng 2/2021, tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất về kim ngạch và lớn thứ 2 về lượng, đạt 17,1 nghìn tấn, trị giá 155,99 triệu USD, giảm 18,3% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với tháng 2/2020.

 

 

Tháng 2/2021, tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất về kim ngạch và lớn thứ 2 về lượng

 

Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm các loại đạt 42,4 nghìn tấn, trị giá 376 triệu USD, tăng 0,1% về lượng, nhưng giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu cá tra, cá basa tháng 2/2021 đạt 38,4 nghìn tấn, trị giá 75 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 30,9% về trị giá so với tháng 2/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra, basa của cả nước đạt 101,5 nghìn tấn, trị giá 201,3 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

 

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Đức trong tháng 1/2021, đạt 17,04 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam tính theo trị giá trong tổng nhập khẩu của Đức tăng từ mức 6,3% trong tháng 1/2020, lên 8,5% trong tháng 1/2021.

 

Về chủng loại, tháng 1/2021, Đức tăng nhập khẩu mặt hàng tôm đã chế biến, bạch tuộc đã chế biến, cá mòi đã chế biến, trong khi nhập khẩu tôm đông lạnh, mực đông lạnh, cua đông lạnh, cá đông lạnh... giảm.

 

Trong đó, thị phần nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Đức tăng như tôm chế biến không đựng trong hộp kín, bạch tuộc đã chế biến, mực đông lạnh, cua đông lạnh, cá đông lạnh, cá rô phi đông lạnh... Trong khi thị phần tôm đông lạnh, tôm chế biến đựng trong hộp kín, file cá da trơn đông lạnh... giảm./.

 

Theo VOV


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang