Để tự bảo vệ mình, NTD thông thái cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản về hàng giả, hàng nhái, quyền lợi NTD.
Có bốn loại hàng giả: (1) giả về chất lượng và công dụng, (2) giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa, (3) giả mạo về sở hữu trí tuệ và (4) các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. Cụ thể là:
Thông thường, hàng giả có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên.
Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm được tạo ra từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Sản xuất (chế tạo, gia công lắp ráp, chế biến, đóng gói, in, sao), nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ, cho thuê sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Khi mua phải hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (thường gọi là hàng nhái), NTD sẽ bị thiệt hại trước hết là về kinh tế, sau đó, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng hàng giả, hàng nhái, thậm chí về lâu dài sẽ làm suy kiệt giống nòi. Bởi vì đây là những hàng hóa không đảm bảo chất lượng, đặc biệt đối với các mặt hàng như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.
NTD nên mua hàng tại những địa chỉ quen, tin cậy, có đăng ký kinh doanh hợp pháp, có đủ điều kiện kinh doanh. Đối với những cơ sở bán hàng tiêu dùng, khi mua hàng NTD nên yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn cho mình. Hóa đơn bán hàng là một trong những chứng cứ quan trọng trong trường hợp NTD khiếu nại, tố cáo và bảo vệ quyền lợi của mình. Hóa đơn cho biết bạn đã mua hàng ở đâu, mặt hàng gì, mã số, giá cả bao nhiêu…
Khi sử dụng hàng hóa, NTD nên giữ lại bao bì, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, phiếu bảo hành, hóa đơn… để phòng trường hợp hàng hóa bị lỗi, không đảm bảo chất lượng hoặc hàng giả, hàng nhái thì có thể yêu cầu người bán hàng hoặc nhà sản xuất đổi hàng, sửa lỗi hoặc bồi thường.
Khi phát hiện mua phải hàng giả, hàng nhái, NTD nên giữ nguyên hiện trạng của hàng hóa và các chứng cứ liên quan như: Hóa đơn, bao bì, hướng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành,… rồi liên hệ với người đã bán hàng cho mình để yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền, bồi thường. Đồng thời, NTD cũng nên thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường nơi gần nhất.
Trường hợp người bán hàng không đổi hàng hoặc bồi thường hay không hoàn trả tiền thỏa đáng, NTD nên làm đơn tố cáo và chuyển toàn bộ tang vật và chứng từ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường nơi gần nhất (Đội Quản lý thị trường hoặc Chi cục Quản lý thị trường) để cơ quan này tiến hành lập hồ sơ xử lý vụ việc theo quy định.
Sau khi kết quả kiểm tra, xử lý vụ việc, nếu có hành vi buôn bán hàng giả, bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả tiền mua hàng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Ban biên tập