Húng quế
Với mùi hương và hương vị ngọt, cay nồng, húng quế giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho... Đây cũng là loại rau thơm rất phổ biến trong nhánh bạc hà.
Chúng ta có thể dễ dàng kết hợp húng quế như ăn rau thơm bình thường hoặc ăn với salad và súp.
Bạc hà
Vì cúm A cũng có những triệu chứng như cảm lạnh, mà bạc hà được ví như loại thảo mộc giảm cảm lạnh tối ưu, nên bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng của cúm A.
Có thể ăn trực tiếp bạc hà như rau sống hoặc có thể sử dụng dầu bạc hà. Dầu bạc hà là phương pháp trị liệu bằng hương thơm vì nó có công dụng tốt cho đường hô hấp, cải thiện viêm phế quản cấp tính.
Tỏi
Từ hàng trăm năm nay, tỏi không chỉ là một thứ gia vị kích thích vị giác, mà còn là một phương thuốc chữa bệnh rất tốt trong dân gian. Với công dụng chống viêm, nấm và kháng virus, tỏi còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các triệu chứng của cảm cúm.
Để giúp giảm bớt triệu chứng của cúm A, hãy ngâm 2-3 tép tỏi đã được bập dập, băm nhuyễn và trộn với mật ong.
Xạ hương
Xạ hương là một loại thảo mộc nổi tiếng có trong ẩm thực, không chỉ làm thuốc mà còn có thể làm cảnh. Tuy nhiên, ở nước ta, xạ hương không dễ trồng, chỉ có mặt ở những nơi có khí hậu ôn đới như Đà Lạt hoặc Sapa. Nhờ các đặc tính chống vi khuẩn, nấm, tăng cường hệ miễn dịch, xạ hương giúp long đờm, thông mũi. Lá xạ hương nhiều Vitamin A nên có thể sử dụng chúng làm sạch chất nhầy trong mũi khi bị cúm A. Cách tốt nhất và tiện lợi nhất là sử dụng tinh dầu xạ hương.
Gừng
Với vị cay, tính ẩm, gừng có nhiều tính năng trong việc làm toát mồ hôi cơ thể, để làm cải thiện các triệu chưng đau họng và giúp hạ sốt.
Gừng được dùng trong các bữa ăn như loại gia vị như tỏi, ngoài ra, gừng còn có thể làm trà cũng rất là thơm. Chúng ta có thể áp dụng sử dụng gừng bằng các nghiền nát miếng gừng và pha với nước nóng để súc miệng hoặc nhấm nháp trà gừng cũng rất ngon.
Theo Laodong.com.vn