Thứ Năm, 21/11/2024 23:00:02 GMT+7
Lượt xem: 4575

Tin đăng lúc 27-08-2015

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề con người luôn phải đặc biệt quan tâm.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm

Tuy nhiên trong thực tế, vì các mục đích khác nhau, nhiều người vẫn bàng quang, thậm chí quay lưng lại với nhu cầu thiết yếu này.
Dưới đây là một số câu hỏi được độc giả gửi đến TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Hạnh – Hà Nội.

 

Thưa Cục trưởng! mới đây, trên thị trường có nổi lên vụ việc cá ướp tẩm urê, thuốc tẩy không chỉ cá, mà còn cả các loại tôm mực nữa, nhằm giữ thực phẩm được tươi lâu dù sau 4 - 5 ngày. Trong khi, theo tôi được biết, urê hay hàn the là chất phụ gia không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Vậy việc kiểm soát mua bán urê, hàn the trên thị trường được kiểm soát thế nào?
 

TS. Nguyễn Thanh Phong:

 

Chúng ta phải phân biệt mua bán, kinh doanh và sử dụng phụ gia là vấn đề khác nhau. Về thực phẩm là không được sử dụng nhưng không thể cấm ở các lĩnh vực khác được. Ví dụ như urê, hàn the không được sử dụng trong thực phẩm nhưng lại được sử dụng trong những lĩnh vực khác.
Tôi hiểu tâm trạng của người mua thực phẩm khi mua phải những thực phẩm có tẩm ướp urê, thuốc tẩy. Tuy nhiên, việc thanh kiểm tra là phải theo quy định, chứ không thể tuỳ tiện và kể cả việc xử phạt cũng đều theo những quy cụ thể. 
 

Vâng xin được hỏi Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, thói quen ăn tái, ăn sống một số thực phẩm ở người dân mình vẫn còn rất nhiều. Tôi được biết một vùng Nga Sơn, Thanh Hóa có tỷ lệ mắc sán nhiều nhất do thói quen ăn gỏi cá (cá nhệch), hay bị nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh… Làm cách nào để thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề ATTP thưa Cục trưởng? (MC)
 

TS. Nguyễn Thanh Phong:

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một trong những nguyên nhân đó là do thói quen ăn, uống. Tuy nhiên, chúng ta không thể xử phạt người sử dụng thực phẩm mà chỉ có thể tuyên truyền, vận động họ sử dụng thực phẩm an toàn, chúng ta chỉ có thể xử phạt người kinh doanh, sản xuất mà thôi. Có một điều tra của trường ĐH Y Thái Bình tuy nhiên tôi không nhớ rõ nhưng tỷ lệ người dân mắc sán lá nhỏ ở Nga Sơn lên đến khoảng 35%.
Ví dụ như ở Ấn độ vận động việc sử dụng 1 muỗng cho 1 bát canh phải mất 15 năm, huống chi thói quen ăn uống gỏi cá của Việt Nam, cần phải tuyên truyền, vận động lâu dài người dân về thói quen ăn gỏi, tiết canh...
 

Thưa TS. Nguyễn Thanh Phong, Khi phát hiện một cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm mất an toàn vệ sinh, người dân nên làm gì? (MC)
 

TS. Nguyễn Thanh Phong:

 

Khi phát hiện một cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm mất an toàn vệ sinh người dân nên đến trạm ý tế xã phường để khai báo. Tuy nhiên tâm lý ngại va chạm của người Việt Nam gây nên tình trạng là phát hiện ra cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm mà không thông báo. Thực tế qua kiểm chứng điều tra xã hội học của cơ quan chức năng, khi hỏi người dân về vấn đề này cho thấy có đến 85% người dân ngại thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện sai phạm về an toàn thực phẩm, trong khi ở nước ngoài thì hoàn toàn khác.
Tôi biết là có que thử hàn the, tôi muốn sử dụng nhưng không biết mua ở đâu? Ngoài que thử hàn the còn có các que thử các chất độc khác trong thực phẩm không thưa Cục trưởng? (Mai Ngọc)
 

TS. Nguyễn Thanh Phong:

 

Hiện nay, nhiều đơn vị công bố sản xuất ra trang thiết bị để thử test cái này/cái kia. Tuy nhiên, trước khi đưa ra thị trường các sản phẩm này đều phải được cơ quan quản lý cấp phép.

Hiện nay có 1 số cơ sở thử hàn the bằng giấy nghệ bán quá phổ biến, bên cạnh đó có nhiều bộ test, kit kiểm tra khá phổ biến đã được cấp phép. Hiện cơ quan quản lý đã cấp xuống tận xã phường để phục vụ công tác thanh, kiểm tra về ATTP.
 

Thưa cục trưởng Nguyễn Thanh Phong: Tình trạng thực phẩm thiếu an toàn khó giải quyết một sớm một chiều, vậy có giải pháp nào để người tiêu dùng an tâm trước thực trạng thịt lợn thì có chất tăng trọng, rau dư lượng chất thực vật, hoa quả có chất bảo quản, không rõ nguồn gốc. Có công cụ nào để phát hiện các trường hợp đó không? (MC)
 

TS. Nguyễn Thanh Phong:

 

Thực ra, 3 bộ ngành gồm Y tế, Công Thương và NN & PTNT được Chính phủ phân công nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý ATTP đã rõ ràng, vấn đề là khó khăn trong cơ chế giám sát và đôn đốc thực hiện.

 

Các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như cho trâu bò, lợn uống nước trước khi giết mổ để tăng trọng... theo tôi được biết là Bộ NN&PTNT quản lý chặt chẽ, trong thời gian qua đã công bố những doanh nghiệp sai phạm và đã xử lý nghiêm các sai phạm.
Các hành vi hay nguy cơ về an toàn thực phẩm do nhiều nguyên nhân, do đó đối với người tiêu dùng chúng ta không hy vọng có một cái test nào đó để có thể phản ứng được tất cả những tồn tại này, không những ở Việt Nam mà trên thế giới cũng thế.

 

TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế).

 

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo xây dựng cơ chế đặt các test cho kết quả nhanh ở các chợ đầu mối lớn, cái nào đạt kết quả thì cho kinh doanh không thì thôi. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng các test này chỉ tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao mà thôi.

 

Đối với máy ozon nghiên cứu để xử lý vi sinh thì hiệu quả, tuy nhiên tuyên truyền để người dân nghĩ rằng các máy này có thể phát hiện được tất cả các yếu tố độc hại thì không ổn, vì nguyên tắc các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, trong chăn nuôi có công thức hoá học khác nhau. Do đó, chẳng có chất nào có thể trung hoà hoặc phá vỡ được các chất.

 

Nguồn: vba.com.vn


Tag:ATTP

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang