Theo The Daily Mail, các nhà khoa học ở Đại học Johns Hopkins, Mỹ và các đồng nghiệp của họ tại Sonavi Labs đã kết hợp ống nghe với trí tuệ nhân tạo. Kết quả là họ có một hệ thống chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi qua tiếng ồn trong phổi. Hệ thống loại bỏ hoàn toàn lỗi do yếu tố con người. Công nghệ lọc tiếng ồn và hiểu chính xác các âm thanh đặc trưng của bệnh viêm phổi, có thể nâng độ chính xác chẩn đoán lên tới 87% (chẩn đoán chính xác được thực hiện trong khoảng 9 trên 10 ca).
Các kỹ sư đã trình làng 2 ống nghe - Feelix và FeelixPro. Buổi thuyết trình chính thức các hệ thống sẽ diễn ra trong năm nay. Theo các nhà phát triển, ống nghe mới có thể hoạt động ngay cả khi không cần đôi tai bác sĩ trợ giúp. Bản thân hệ thống sẽ thu thập dữ liệu và gửi tất cả thông tin đến máy tính cho bác sĩ. Viêm phổi được đặc trưng bởi sự tích tụ dịch lỏng trong phổi. Khi thở, điều đó có thể biểu hiện những qua âm thanh rè rè cùng tiếng kêu tanh tách.
Đồng thời, người ta biết rằng các bệnh khác như hen suyễn, viêm màng phổi và ung thư cũng có thể thay đổi âm thanh bình thường của nhịp thở. Để chẩn đoán chính xác, không chỉ cần đánh giá chính xác những âm thanh nghe được mà còn cần phải xác định vị trí chính xác trên thân ống nghe. Hệ thống ống nghe trang bị trí tuệ nhân tạo mới loại bỏ hoàn toàn vấn đề này.
Nhờ có chức năng chủ động kiểm soát tiếng ồn nên ống nghe có thể hoạt động trong hầu hết mọi môi trường, phát hiện âm thanh bất thường trong phổi. Hệ thống loại bỏ âm thanh phụ như nhịp đập tim. Một micrô bên ngoài thu được các âm thanh bên ngoài và sau đó loại bỏ chúng khỏi bản ghi chung. Đến lượt mình, trí tuệ nhân tạo dựa vào cơ sở dữ liệu âm thanh từ khoảng 1.500 bệnh nhân để cải thiện chất lượng chẩn đoán.
Các nhà phát triển ống nghe mới kèm trí tuệ nhân tạo hy vọng thiết bị có thể cứu sống nhiều bệnh nhân bằng cách phát hiện sớm bệnh viêm phổi.
Nguồn Motthegioi