Thứ Ba, 26/11/2024 19:34:51 GMT+7
Lượt xem: 852

Tin đăng lúc 17-03-2021

Phát triển kinh tế tư nhân: Sẽ đổi mới toàn diện quản lý nhà nước

Theo nhiều chuyên gia, để kinh tế tư nhân phát triển, cần xác định đúng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tham gia doanh nghiệp trong đầu tư, cung cấp dịch vụ hành chính công, giảm can thiệp hành chính sâu vào quản trị nội bộ doanh nghiệp…
Phát triển kinh tế tư nhân: Sẽ đổi mới toàn diện quản lý nhà nước
Ảnh minh họa

Liên quan đến dự thảo Đề án "Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để kinh tế tư nhân bỏ vốn làm ăn, vượt qua "lời nguyền" 2 chưa: Chưa yên tâm và chưa sẵn sàng, việc gỡ cho được những "nút thắt" thể chế là hết sức cần thiết.

 

Phân tích sâu hơn vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - nhìn nhận, kinh tế tư nhân tuy đã thể hiện được một số năng lực như số lượng, lao động, vốn đầu đầu tư, đóng góp ngân sách song một số chỉ tiêu quan trọng vẫn chưa có sự cải tiến đáng kể như tỷ lệ đóng góp vào GDP tuy không giảm song cũng chưa tăng lên được, năng suất lao động thấp hơn các khu vực kinh tế khác.

 

Ông Hiếu cũng phân tích, tư duy kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý tuy đã chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thế nhưng công cụ, phương thức để thực hiện điều này là chưa rõ ràng. Mặt khác, một khảo sát của CIEM gần đây cho thấy vẫn còn gần 20% doanh nghiệp phản ánh còn bị thanh tra, kiểm tra 2 lần/năm và việc này vẫn còn xảy ra ngay cả khi có dịch Covid-19. Tất cả những điều này đang tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân.

 

Do đó, Chính phủ, cơ quan chức năng cần đánh giá toàn diện, đầy đủ và bình đẳng về khu vực kinh tế tư nhân để huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này phát triển tương xứng với vị thế vốn có. Đồng thời, cần nhận thức rằng, chất lượng công tác xây dựng quy hoạch có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ, thiếu chuẩn xác khi xác định rất nhiều sản phẩm là "chủ lực".

 

Đề án "Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam" đang được hoàn tất trình Chính phủ phê duyệt được trông đợi sẽ tháo gỡ triệt để những "nút thắt" kiểu như vậy.

 

Theo đó, mục tiêu từ nay đến năm 2030, đi cùng việc xác định đúng vai trò của nhà nước là kiến tạo, phương thức quản lý nhà nước cũng sẽ mang một "dung nhan" mới, ngay từ khâu hậu kiểm lâu nay vẫn làm khó doanh nghiệp.

 

"Sẽ không còn điều được gọi là hậu kiểm nữa. Thay vào đó sẽ chuyển từ tiền kiểm sang giám sát theo quản lý rủi ro. Giảm can thiệp hành chính sâu cũng như phi hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự"- ông Phan Đức Hiếu thông tin.

 

Tư duy thanh tra, kiểm tra cũng sẽ có sự thay đổi triệt để. Ở đây thay vì tạo ra nỗi sợ "truyền kỳ", công tác này sẽ hướng tới việc giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật chứ không phải là công cụ "trừng phạt, triệt tiêu doanh nghiệp". Cùng đó sẽ "áp dụng nguyên tắc có lợi nhất cho doanh nghiệp trong trường hợp pháp luật chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau" - theo lời Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu.

 

Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng của nền kinh tế với đóng góp 43% vào GDP, 49% vốn đầu tư toàn xã hội và 85% tổng số lao động đang làm việc

Theo Congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang