Tại Quyết định 2574/QĐ-BCT về "Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ Công Thương ban hành nêu rõ đến năm 2020, dự kiến công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 220MW với sản lượng điện gió tương ứng là 482 triệu kWh.
Quy hoạch cho biết, phương án đấu nối, quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp cho các dự án điện gió trong giai đoạn quy hoạch như sau: Vùng 1: Xây dựng 2 trạm biến áp nâng áp lên 110kV PĐV1-1 và PĐV1-2, công suất 40MVA mỗi trạm, để nâng áp và đấu nối chuyển tiếp vào hệ thống điện quốc gia; Vùng 3: Xây dựng mới trạm biến áp 110/220kV tại Ninh Phước, công suất 1 x 125MVA, để thu gom công suất từ các trạm nâng áp của các nhà máy điện gió vào hệ thống điện quốc gia. Tiến độ vận hành đồng bộ với tiến độ lắp đặt các dự án điện gió ở vùng 3 đạt 100MW (dự kiến trong giai đoạn 2016-2020). Xây dựng các trạm biến áp 110kV PĐV3-1, PĐV3-2 và PĐV3-3, công suất 40MVA mỗi trạm, để nâng áp và đấu nối các nhà máy điện gió vào hệ thống điện quốc gia. Vùng 4: Xây dựng các trạm biến áp 110kV PĐV4-1 và 110kV PĐV4-2, công suất 40MVA mỗi trạm, để nâng áp và đấu nối các dự án điện gió vào hệ thống điện quốc gia. Phương án đấu nối các nhà máy điện gió vào hệ thống điện quốc gia, quy mô và tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp sẽ được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, Quy hoạch phải phù hợp với tiềm năng phát triển điện gió của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn từ các thành phần kinh tế nhằm khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên gió, đất đai, góp phần đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng, tăng thêm nguồn điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, tăng thêm nguồn điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch sử dụng đất địa phương và các quy hoạch phát triển ngành nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế hiện có của địa phương
Nguồn MOIT