Chủ Nhật, 24/11/2024 03:02:17 GMT+7
Lượt xem: 915

Tin đăng lúc 08-02-2021

Rau quả ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'đón Tết'

Dù chịu bất lợi từ dịch COVID-19, nhập khẩu rau quả tháng 1/2021 ước đạt 140 triệu USD, tăng 22,3% so với tháng 1/2020.
Rau quả ngoại ồ ạt vào Việt Nam 'đón Tết'
Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 1/2021 đạt 140 triệu USD, tăng 22,3% so với tháng 1/2020.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị nhập khẩu rau quả năm 2020 đạt 1,31 tỷ USD, giảm 26,3% so với năm 2019. 


Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng này tháng 1/2021 đạt 140 triệu USD, tăng 22,3% so với tháng 1/2020. Trung Quốc, Mỹ và Australia là 3 thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam. So với năm 2019, giá trị nhập khẩu rau quả năm 2020 từ Trung Quốc giảm 21%, trong khi nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng 2,3%, Australia tăng 1%.

 

Tại thị trường trong nước trong tháng 1/2021, trái thanh long tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ tạo và dưỡng trái để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, tình hình tiêu thụ thanh long Bình Thuận gặp khó khăn, mức giá bán ra từ 5.000-8.000 đồng/kg. Do sản xuất thanh long trái vụ, chi phí chong đèn và phân bón lớn, khiến người nông dân đang gặp khó khăn với mức giá này.

 

Giá dứa tại tỉnh Long An tăng cao do nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu thị trường còn lớn. Hiện tại, dứa loại 1 có giá khoảng 10.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2020.

 

Về giá rau củ quả cho thị trường Tết Tân Sửu 2021, về tổng thể nguồn cung sẽ không thiếu nhưng giá bán một số mặt hàng có thể tăng so với cùng kỳ năm 2020 do nhiều nguyên nhân. Điển hình là tại Đà Lạt, giá cà chua có thể biến động theo chiều tăng vì do thời tiết không ổn định đã làm chệch thời điểm chín của cà chua. Một số mặt hàng khác có thể tăng nhẹ hoặc giảm tùy thuộc vào nhu cầu thị trường nhưng mức tăng có thể chấp nhận được.

 

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo diễn biến dịch COVID-19 khó lường sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam, đặc biệt là khó khăn về việc thay đổi thị hiếu do thay đổi thói quen và thủ tục nhập khẩu siết chặt do dịch bệnh. Doanh nghiệp cần tăng cường giám sát chất lượng hàng hoá, tránh vi phạm quy định của các nước về tiêu chuẩn, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực phẩm để quá trình thông quan không bị ảnh hưởng.

 

Theo Thời báo kinh doanh


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang