Thứ Bẩy, 23/11/2024 06:25:26 GMT+7
Lượt xem: 1782

Tin đăng lúc 30-09-2022

Rùng mình với cá khoai “ngậm” formol

Gần đây, thông tin cá khoai “ngậm” chất bảo quản hoa quả để được tươi lâu khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Rùng mình với cá khoai “ngậm” formol
Cá khoai là món ăn quen thuộc của người dân ven biển nhưng hiện nay nó đã trở thành món ăn được nhiều người ưa thích

Cá khoai là loài cá sống chủ yếu ở nước mặn, đôi khi bắt gặp chúng ở vùng nước lợ nơi cửa sông, bơi thành từng đàn. Cá khoai mình tròn, thon dài như củ khoai lang, không vảy, phần lưng và đuôi có màu phơn phớt xanh, miệng rộng, hàm răng sắc, thịt trắng trong, xương mềm và trong suốt. Nhiều nơi còn gọi cá khoai là cá cháo vì thịt cá mềm như cháo. Cá khoai là món ăn quen thuộc của người dân ven biển nhưng hiện nay cá khoai đã trở thành món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là người dân sống ở khu vực thành thị. Vì thân cá chứa nhiều nước nên việc bảo quản và vận chuyển rất khó khan nên nhiều người kinh doanh đã ướp cá bằng hóa chất cấm để việc bảo quản được dễ dàng hơn.

 

Mới đây, công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang xe tải BKS 14H-010.02 do Dương Xuân Lâm ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, điều khiển, vận chuyển 85 thùng cá khoai nghi ướp formol có tổng trọng lượng 1.750 kg đi tiêu thụ... Qua test nhanh thì toàn bộ số cá khoai nói trên đều cho kết quả dương tính với chất formol.

 

Một tài khoản trên mạng xã hội tại Hà Nội vừa qua cũng đăng tải thông tin khi mua phải cá khoai có mùi khác lạ của một người quen trên facebook nên đã lấy mẫu làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với formol.

 

Chất formol là một chất khí không màu, có mùi hăng rất mạnh thường được sử dụng trong ngành may mặc, sản xuất giấy và vật liệu gia dụng. Chất này cũng thường được sử dụng như một chất bảo quản trong các phòng thí nghiệm y học, sử dụng để ướp xác và trong một số sản phẩm tiêu dùng bao gồm các thuốc duỗi tóc.

 

Formol là chất cấm dùng trong bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, vì lý do lợi nhuận, một số tiểu thương đã lén lút dùng để ướp thực phẩm để tránh ôi, ươn. Đó là chất rất độc, nguy hiểm cho con người, hàm lượng nhiều có thể gây tử vong nhưng nếu ăn hàm lượng thấp, chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ung thư, kích ứng da, gây bệnh hô hấp, đường tiêu hóa…

 

Phân biệt cá bị nhiễm độc

 

Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, người tiêu dung nên có cho mình một số cẩm nang nhất định:

 

Mang cá chính là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc có lẽ tập trung tại đây. Mang cá độc không sáng trơn, hơi thô và có màu sắc hồng thâm đậm.

 

 

Một tài khoản facebook đã phát hiện cá khoai có đặc điểm bất thường do chưa formol

 

Cá bị nhiễm độc nặng thì mình cá sẽ không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u, có con da còn bị vàng và đuôi xanh.

 

Mắt cá bị nhiễm độc thường bị đục, mất đi vẻ tinh anh bình thường, có con thậm chí mắt còn lồi ra ngoài.

 

Cá bị nhiễm độc sẽ có những mùi bất thường như mùi tỏi, mùi dầu hôi…

 

Rất khó có thể nhận biết được formol bằng mắt thường, vì vậy tốt nhất người tiêu dùng hãy chọn mua những con cá vẫn còn đang bơi. Nếu mua cá đã chết thì nên chọn cá có bề ngoài vẫn còn nhớt bóng, mắt cá còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang cá còn hồng, bỏ con cá vào nước thì cá chìm xuống. Còn nếu bề ngoài cá có dịch dính, vảy cá dễ rơi ra, mắt lõm xuống, có màu nhợt nhạt, thịt cá không còn đàn hồi, bụng cá và hậu môn cá trương ra, bỏ vào nước cá nổi, thì con cá đó đã bị ươn.

 

Minh Hiếu


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang