Cụ thể, từ ngày 28/3 đến ngày 1/5/2016, nhiệt độ cao nhất lên tới 38-39 độ C, tiếp đó 5,6 đều được dự báo đỉnh điểm nắng nóng gay gắt kéo dài khoảng 10 ngày với nhiệt độ trên 40 độ C, thậm chí nắng nóng có thể xuất hiện từ đầu đến cuối tháng 7 với các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài lên trên 40 độ C.
Theo đó, EVN Hà Nội dự báo, sản lượng điện bình quân tháng 4/2016 là trên 1,34tỷ kWh, tháng 5/2016 là 1,798 tỷ kWh, tháng 6/2016 là 1,794 tỷ kWh, tháng 7/2016 là 1,82 tỷ kWh, tăng 20% so với các tháng tương tự của năm 2015.
“Năm 2015, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trong những tháng mùa hè bình quân gần 44 triệu kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 67,2 triệu kWh/ngày. Dự báo năm 2016, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng mùa hè tăng, bình quân tới 52,7 triệu kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 80,6 triệu kWh/ngày”, báo cáo của EVN Hà Nội nhấn mạnh.
EVN Hà Nội cho biết thêm, hóa đơn tiền điện tháng 4 của khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nắng nóng do lịch ghi chỉ số của khách hàng vào trước thời điểm nắng nóng.
Tương tự, hóa đơn tiền điện tháng 5, 6 và 7, số ngày sử dụng điện các tháng nằm trọn trong giai đoạn nắng nóng, dự báo hóa đơn tiền điện tăng cao do nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng cao.
EVN Hà Nội cũng cho biết, giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng (từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất 2.587 đồng/kWh).
EVN Hà Nội khuyến nghị người dân nên sử dụng điện khoa học bằng cách sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện, tắt thiết bị khi không dùng, bảo trì hệ thống điện thường xuyên… Điều hòa là thiết bị sẽ tiêu tốn nhiều điện năng nhất, mỗi một độ C của điều hòa, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tăng ít nhất 7%. Vì vậy, ban ngày nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa từ 25 độ C trở lên và ban đêm từ 27 đến 28 độ C.
Nguồn: Chinhphu.vn