Tin đăng lúc 27-06-2017
Sản xuất, buôn bán tem, nhãn, bao bì giả bị xử lý thế nào?
Tem nhãn, bao bì không chỉ giúp người tiêu dùng nắm rõ được các thông tin liên quan đến sản phẩm mà còn là bộ mặt của thương hiệu và là yếu tố khiến người tiêu dùng tin tưởng, chọn mua và sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay hành vi sản xuất, buôn bán tem nhãn, bao bì giả xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn tinh vi. Vậy những hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi buôn bán tem, nhãn giả có thể bị phạt đến 40 triệu đồng (ảnh minh họa)
- Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả
Theo Điều 15, Nghị định 185/2013/NĐ-CP hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả chịu hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.
- Trong trường hợp nhập khẩu tem, nhãn bao bì giả; Tem, nhãn, bao bì giả của lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm thì bị phạt tiền gấp 02 lần.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật đối với hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
2. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả
Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả chịu hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.
- Trường hợp là tem, nhãn, bao bì giả của lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm; Tem, nhãn, bao bì giả của chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc thu hồi tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Ban Biên tập