Chủ Nhật, 24/11/2024 00:14:28 GMT+7
Lượt xem: 1611

Tin đăng lúc 04-06-2019

Sát sao công tác quản lý hàng hóa “Made in Vietnam”

Trong vài năm trở lại đây, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng nhưng được gắn mác “Made in Vietnam” được bày bán trôi nổi trên thị trường khiến dư luận hoang mang và đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất uy tín trong nước.
Sát sao công tác quản lý hàng hóa “Made in Vietnam”
Tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ tại cửa khẩu

Các mặt hàng giả mạo xuất xứ gắn mác “Made in Vietnam” chủ yếu tập trung vào nhóm mặt hàng thời trang, tiêu dùng…, nhằm đánh vào tâm lý khách hàng, các mặt hàng giả mạo này có giá thành rẻ hơn so hàng chuẩn. Chính vì vậy, để bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp, vừa qua, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố tập trung điều tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu biên giới để kịp thời phát hiện hành vi nhập lậu. Đặc biệt, việc kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh hàng Việt Nam nội địa cần phải được chú trọng, quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phát động toàn dân không bao che cho các hành vi gian lận thương mại, chủ động tố giác khi phát hiện vi phạm.

 

Cùng với đó, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Chi cục Hải quan tại các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại dán mác “Made in Vietnam”. Theo đó, khi kiểm tra hồ sơ lô hàng thực tế, nhân viên hải quan cần thực hiện kiểm tra cụ thể tên hàng, mã số, xuất xứ, nhãn hàng hóa xem có phù hợp với số liệu ghi trong hồ sơ lô hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay không để kịp thời phát hiện gian lận.

 

Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu góp phần làm sạch thị trường tiêu dùng, xây dựng nền kinh tế văn minh, hiện đại.

 

Ngọc Bích


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang