Cụ thể, các lỗi vi phạm chủ yếu là hàng hóa có nhãn không ghi đủ, hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; sử dụng người trực tiếp sản xuất thực phẩm không đáp ứng kiến thức về ATTP theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội đã cấp 152 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP); 49 giấy xác nhận kiến thức ATTP đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nửa cuối năm 2020, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực Công Thương, các đơn vị quản lý chuỗi thực phẩm, các điểm kinh doanh thuộc chuỗi trên địa bàn thành phố. Trong đó, chú trọng tập trung vào nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, chất lượng của hàng hóa và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm; đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi, đồng thời đề xuất, kiến nghị các biện pháp, giải pháp đối với các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm soát chất lượng thực phẩm lưu thông trên địa bàn thành phố.
Ngọc Hân