Thứ Bẩy, 23/11/2024 07:31:42 GMT+7
Lượt xem: 2559

Tin đăng lúc 28-02-2017

Số doanh nghiệp thành lập mới bất ngờ giảm mạnh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 2 vừa qua, số doanh nghiệp thành lập mới là 5.461 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 62.275 tỷ đồng, giảm tương đương 39,3% và 31,0% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp thành lập mới bất ngờ giảm mạnh
Tháng 2 vừa qua, số doanh nghiệp được thành lập mới là 5.461 doanh nghiệp giảm 39,3% so với tháng trước.

Lý giải về mức sụt giảm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số doanh nghiệp giảm so với tháng trước là do tháng 2/2017 trùng với thời điểm kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài 7 ngày từ 26/1 – 1/2/2017 khiến cho tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng này sụt giảm đáng kể.

 

Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 02 đạt 11,4 tỷ đồng, tăng 13,6% so với tháng trước.  Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 02 là 62.507 lao động, giảm 39,9% so với tháng trước.

 

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 22.428 doanh nghiệp, trong đó có 14.451 doanh nghiệp thành lập mới và 7.977 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

 

Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ có 2 vùng là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm ngoái gồm: Tây Nguyên có 363 doanh nghiệp, giảm 11,2% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.905 doanh nghiệp, giảm 4,7%.

 

Ở chiều ngược lại, Trung du và miền núi phía Bắc có 616 doanh nghiệp, tăng 8,8%; Đồng bằng Sông Hồng có 4.310 doanh nghiệp, tăng 8,4%; Đông Nam Bộ có 6.069 doanh nghiệp, tăng 5,0% và Đồng bằng Sông Cửu Long có 1.188 doanh nghiệp, tăng 1,2%.

 

Phân theo lĩnh vực hoạt động, trong 2 tháng đầu năm, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, một số ngành có số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Giáo dục và đào tạo; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác và Thông tin và truyền thông. Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Trong khi đó, nếu so sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2017 phân theo lĩnh vực hoạt động, thì tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm ở một số ngành nghề so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, hoạt động dịch vụ khác; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và Vận tải kho bãi. Các ngành nghề còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2016.

 

Ngoài ra, ngành Khai khoáng tiếp tục có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao. Một trong những nguyên nhân khiến ngành khai khoáng trở nên u ám là do giá cả trên thị trường thế giới ở mức thấp. Khi thị trường khó khăn, thì chi phí khai thác và giá bán các loại khoáng sản lại tăng lên, do thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường và thuế xuất khẩu tăng. Vì vậy, khai thác và xuất khẩu không được khuyến khích.

 

Nguồn Enternews


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang