Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 237,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 10%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 39,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 19,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% và tăng 1,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 10,2%.
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.267,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7% (thấp hơn mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm 2016).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 955,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,4% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,5%; may mặc tăng 8,6%; phương tiện đi lại tăng 8,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 4%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm ước tính đạt 153,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng mức và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số địa phương có doanh thu tăng khá: Quảng Ninh tăng 18,6%; Đồng Nai tăng 12,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 11,5%; Hà Nội tăng 10,5%; Bình Dương tăng 8,7%.
Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng ước tính đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,6%; Hà Nội tăng 6,5%; Đà Nẵng giảm 8,9%; Cần Thơ giảm 6,1%.
Doanh thu dịch vụ khác 4 tháng đầu năm ước tính đạt 148,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Bình Định tăng 14,6%; Đà Nẵng tăng 12,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,2%; Hải Phòng tăng 6,9%; Hà Nội tăng 5,1%.
Nguồn Doanhnghiepvn