Thứ Tư, 27/11/2024 09:29:28 GMT+7
Lượt xem: 1449

Tin đăng lúc 24-02-2021

Tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối, lưu thông xăng dầu như gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu

Ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu đang diễn biến phức tạp.

 

Hiện nay, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn, tiêu thụ xăng dầu giả, kém chất lượng tiếp tục xảy ra trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm (vụ việc phát hiện pha chế xăng giả xảy ra tại Công ty TNHH TMVT xăng dầu 89, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

 

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, việc phát hiện và xử lý các sai phạm còn chưa tương xứng, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý chất lượng xăng dầu còn nhiều bất cập, cần được chú trọng, nâng cao.

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng (Quản lý thị trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hải quan, thuế, cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; an ninh kinh tế và chính quyền địa phương các cấp) theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh (địa điểm lưu kho, bồn chứa xăng dầu, giai đoạn phân phối lưu thông, các địa điểm tồn trữ các chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu).

 

Các đơn vị triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện kịp thời đấu tranh quyết liệt với đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, tập trung đấu tranh với các đối tượng chuyên điều hành hoạt động pha trộn xăng dầu giả, kém chất lượng tại các địa bàn nội địa trọng điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đề nghị tăng cường công tác phối hợp giữa các Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường..., thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.

 

Thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song buôn lậu xăng dầu trên tuyến biển của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng xăng dầu trên biển có chiều hướng gia tăng trong dịp cuối năm.

 

Lợi dụng giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá xăng dầu tại các nước trong khu vực và thế giới, một số đối tượng, ngư dân hành nghề đánh cá trên biển đã biến các tàu, hầm chứa cá, nước đá… thành các khoang chứa xăng dầu với số lượng lớn nhằm trục lợi, gây thất thu ngân sách nhà nước.

 

Theo đó, từ cuối năm 2020, tình hình buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Tây Nam có chiều hướng tăng so với cùng kỳ. Tình trạng các chủ phương tiện đánh bắt hải sản trên biển biến tàu cá thành tàu chứa xăng dầu để trục lợi diễn ra phổ biến ở tuyến biển này. Đây được xem là một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng.

 

Liên quan tới vấn đề trên, ông Trần Quốc Tuấn- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) cho biết, theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và chất lượng xăng dầu nói riêng, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chịu trách nhiệm chính kiểm tra về chất lượng trong nhập khẩu. Toàn bộ xăng dầu nhập khẩu chính ngạch phải thông qua kiểm tra nhà nước bởi chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau khi đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì bắt đầu được phép đưa vào lưu thông thị trường Việt Nam.

 

Xăng dầu sản xuất trong nước cũng vậy. Trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuậ hành thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện vi phạm và xử lý. Theo quy định này, hằng năm, ngoài việc thực hiện kiểm tra định kỳ, có kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì và thường xuyên hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đảm bảo đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu- ông Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

 

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý. Cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện nhiều vụ việc quy mô lớn như tháng 10/2017 phát hiện pha chế, tiêu thụ 2 triệu lít xăng giả tại Nghệ An; năm 2019 triệt phá đường dây pha chế và tiêu thụ xăng dầu giả của Trịnh Sướng…

Từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng quản lý thị trường xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến xăng dầu, khoảng 5000 vụ việc và xử lý vi phạm hơn 1000 vụ việc, tước quyền sử dụng 37 giấy phép kinh doanh, tịch thu 6 cột bơm và 1 cây xăng. Địa bàn gian lận thương mại xăng dầu hiện nay phổ biến ở một số địa phương khu vực miền Tây Nam bộ, khu vực Trung bộ và lác đác một số tỉnh khu vục phía Bắc.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: bán xăng dầu ngoài hệ thống, kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực. Kết quả kiểm tra ở một số tỉnh, thành cho thấy, có tới 50% số mẫu xăng RON 95 và 100% mẫu xăng E5 ở một vài cửa hàng được kiểm tra không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được phép lưu thông trên thị trường.

“Đặc điểm của xăng dầu là trong lúc chờ đợi kết quả kiểm nghiệm về chất lượng thì xăng dầu vẫn phải lưu thông liên tục. Do vậy, khi phát hiện ra sai phạm về chất lượng lúc đó xăng trong bồn đã tiêu thụ hết, gây khó khăn trong vấn đề xử lý tang vật” - ông Trần Hữu Linh chia sẻ.

 

Theo VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang