‘TS Nguyễn Thị Dụ, Giám đốc Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai cảnh báo: Ngày càng nhiều người ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Mỗi năm, trong dịp Tết, số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm.
1. Tôn trọng cơ thể: Đừng so sánh bản thân với bất cứ ai, nếu uống cả đêm không ngừng, bạn đã đầu độc hệ thống tiêu hóa của mình bằng rượu trong nhiều giờ liền cho đến khi kết thúc bữa tiệc bằng việc nôn ói hay mê man. Hãy luôn tôn trọng những tín hiệu của cơ thể, nếu cảm thấy đã đủ, cần ngừng uống ngay.
2. Lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn một chút thực phẩm vào bụng trước khi cạn ly giúp cồn không bị hấp thụ nhanh, đồng thời làm giảm acetaldehyde - thủ phạm chính gây say khướt trong dạ dày. Ăn càng nhiều, bạn không uống được nhiều, cơ chế phòng vệ của cơ thể đối với độc tố của rượu bia mạnh hơn nhờ hiệu ứng pha loãng cồn.
3. Ăn thực phẩm rán, chiên: Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc. Hơn nữa, protein và chất béo sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn những thứ khác nên chúng sẽ giúp bạn 'chống đỡ' phần nào trước cồn.
4. Ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt: Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.
5. Không uống rượu với nước ngọt: Rượu trắng thông thường chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể thì sẽ làm cho cồn nhanh chong lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra đại lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột.
6. Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì một lượng cồn lớn bất ngờ 'đổ bộ' vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
7. Nên uống nhiều nước: Điều này sẽ giúp phá vỡ cấu trúc cồn mà tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác gây cản trở sản xuất đường và chất điện phân (electrolyte) trong cơ thể. Sau khi uống rượu cũng nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà). Chúng có thể làm bạn tiêu chảy và ngạt mũi, tăng hiệu ứng say xỉn khi kết hợp với cồn.
8. 'Làm ấm' rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy 'làm ấm' chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
9. Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu thuốc... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
10. Không uống rượu thuốc trong bữa tối: Một số loại thực vật và thảo dược trong thành phần của rượu thuốc sẽ kết hợp với thức ăn có nguồn gốc động vật và sản sinh ra các phản ứng hóa học có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đôi khi có thể gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ói mửa.
11. Nói nhiều và cười nhiều khi uống: Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu.
12. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
13. Mở cửa cho thông thoáng: Khi nhậu bạn cũng nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để cho thoáng và đón nhận không khí trong lành từ bên ngoài. Điều này giúp oxy hóa cơ thể đồng thời giúp các cơ quan trong cơ thể và tâm hồn hoạt động tốt hơn khi nhậu, từ đó mà cũng giảm được khả năng say xỉn.
14. Nghỉ ngơi tốt: Rượu ngấm càng nhanh, càng mạnh hơn nếu bạn kiệt sức. Nếu biết trước lịch tiệc tùng, hãy ngủ càng nhiều càng tốt vào đêm trước. Theo Đại Học Rochester : 'Mệt mỏi sẽ dẫn đến lượng cồn trong máu cao hơn bình thường và chức năng gan suy giảm. Hơn nữa, rượu còn gây ra trầm cảm khi sử dụng lúc mệt mỏi.'
theo vtcnews