Ngày 29-8, Tổng cục Thống kê cho biết, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 8 ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung tám tháng cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu với 2,8 tỷ USD.
Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 tại thị trường Hàn Quốc, chỉ đứng sau Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2018.
Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, lũy kế giá trị xuất khẩu lâm sản chính 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,858 tỷ USD (tương đương 65,12% kế hoạch năm), tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017.
Nhóm hàng sắt thép tiếp tục là mặt hàng được Lào tăng cường nhập khẩu từ thị trường Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, tăng 19,86% về lượng và 31,2% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 8/2018 đạt 71,3 nghìn tấn, trị giá 130,15 triệu USD, tăng 59,9% về lượng và tăng 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0%, tuy nhiên phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần theo dõi và lưu ý tình hình, nhất là những mặt hàng có nguy cơ tăng thuế nếu bị vượt ngưỡng.
Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục gia tăng hôm nay, khi thuế nhập khẩu của Mỹ và thuế trả đũa của Trung Quốc có hiệu lực.
Vừa qua, Bộ Tài chính Canada đã đăng thông báo về việc lấy ý kiến các bên liên quan ở Canada (các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng…) về khả năng áp dụng biện pháp tự vệ (bao gồm cả việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời) đối với sản phẩm thép nhập khẩu.