Thứ Sáu, 22/11/2024 23:01:30 GMT+7
Lượt xem: 852

Tin đăng lúc 25-01-2023

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/1: Giá dầu đồng loạt giảm; ngô và lúa mì tăng giá

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/1, dầu thô đã xóa bỏ mức tăng trong hai phiên trước đó do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/1: Giá dầu đồng loạt giảm; ngô và lúa mì tăng giá

Giá dầu thô giảm

 

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô hôm nay như sau, dầu thô đã xóa bỏ mức tăng trong hai phiên trước đó, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và do dữ liệu sơ bộ cho thấy dự trữ dầu của Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Giá dầu WTI giảm 1,83% xuống 80,13 USD/thùng. Dầu Brent giảm xuống còn 86,13 USD/thùng.

 

Dầu thô ghi nhận những diễn biến khá giằng co trong nửa phiên đầu, khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong giai đoạn quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc vẫn đang trong kỳ nghỉ Lễ Tết Nguyên Đán. Lực bán gia tăng mạnh mẽ đặc biệt là trong phiên tối khi lo ngại về bài toán tăng trưởng toàn cầu, và đặc biệt là nền kinh tế lớn nhất, Mỹ sẽ phải đối diện với áp lực. Về lĩnh vực sản xuất tại quốc gia này, chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của S&P Global đạt 46,8 trong tháng này, mặc dù tăng từ mức 46,2 trong tháng 12 và vượt ước tính trung bình là 46,0, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 50, biểu thị sự thu hẹp hoạt động tại các nhà máy.

 

Theo các chuyên gia kinh tế từ Reuters cho biết, Mỹ vẫn có thể gặp khó khăn và một số thương nhân ngành năng lượng vẫn hoài nghi về việc nhu cầu dầu thô của Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh như thế nào trong quý này. Bên cạnh đó, dự báo còn cho rằng các nền kinh tế trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm 6 thành viên sẽ tăng trưởng trong năm nay với tốc độ bằng một nửa so với năm 2022, do doanh thu từ dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi một cuộc suy thoái nhẹ. Lo ngại về bức tranh kinh tế vĩ mô quay trở lại trong bối cảnh thiếu vắng tin tức cơ bản từ nhà tiêu thụ lớn Trung Quốc, đã thúc đẩy lực bán gia tăng trên thị trường dầu.

 

Trong khi đó, 5 nguồn tin của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ cho biết hôm thứ Ba rằng ủy ban của nhóm có khả năng tán thành chính sách sản lượng dầu hiện tại và không có sự thay đổi trong cuộc họp vào tuần tới, với hy vọng nhu cầu cao hơn của Trung Quốc sẽ thúc đẩy giá dầu tăng, bù đắp cho những lo lắng về lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với dòng chảy dầu thô, ít nhất là trong ngắn hạn từ Nga và các nước Trung Đông chưa gây ra quá nhiều sự thiếu hụt trên thị trường, sản lượng ổn định cũng hạn chế đà tăng của giá.

 

Rạng sáng nay, báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ API cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tăng 3,4 triệu thùng, cao hơn 2,4 triệu so với dự báo trong tuần kết thúc ngày 20/1, và là tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Điều này vẫn phản ánh những áp lực nhất định đối với bức tranh tiêu thụ và nhiều khả năng sẽ tiếp tục khiến giá dầu suy yếu mở cửa phiên hôm nay.

 

Trong giai đoạn tới, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá thận trọng về tác động lệnh cấm của các nước phương Tây đối với sản phẩm dầu tinh chế từ Nga. Điều này có thể khiến hoạt động lọc dầu tại Trung Quốc được thúc đẩy và bán sang thị trường Châu Âu. Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đã tăng tốc lên gần mức kỷ lục, đạt 2,8 triệu tấn trong tháng 12, từ mức chỉ 1,1 triệu tấn trong tháng 10, thu hẹp mức thâm hụt kể từ giữa năm 2021 xuống dưới 117 triệu thùng. Với hạn ngạch xuất khẩu được nới rộng, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải tỏa phần nào tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu diesel toàn cầu do xuất khẩu thấp bất thường kể từ giữa năm 2021.

 

Nguồn cung từ Nga tiếp tục là ẩn số đối với thị trường dầu thô

 

MXV cho biết trong giai đoạn tới, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá thận trọng về tác động lệnh cấm của các nước phương Tây đối với sản phẩm dầu tinh chế từ Nga. Điều này có thể khiến hoạt động lọc dầu tại Trung Quốc được thúc đẩy và bán sang thị trường Châu Âu. Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đã tăng tốc lên gần mức kỷ lục, đạt 2,8 triệu tấn trong tháng 12, từ mức chỉ 1,1 triệu tấn trong tháng 10, thu hẹp mức thâm hụt kể từ giữa năm 2021 xuống dưới 117 triệu thùng.

 

Với hạn ngạch xuất khẩu được nới rộng, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải tỏa phần nào tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu diesel toàn cầu do xuất khẩu thấp bất thường kể từ giữa năm 2021. Theo MXV, trong ngắn hạn, giá dầu có thể giảm một vài phiên trước khi tăng trở lại và phản ánh các yếu tố hỗ trợ. Hiện, yếu tố chính hỗ trợ cho thị trường dầu lúc này là triển vọng tiêu thụ của Trung Quốc đã gần như phản ánh hết vào giá. Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn có những lực đỡ nhất định mang tính cung cầu và vĩ mô.

 

Ngô và lúa mì lấy lại động lực tăng giá

 

Khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá ngô đã bật tăng mạnh hơn 1,5%. Mặc dù diễn biến khá giằng co trong phiên sáng, tuy nhiên, lực mua đã dần áp đảo và chiếm ưu thế khi phiên tối bắt đầu. Những thông tin tích cực về nhu cầu là yếu tố đã hỗ trợ cho đà tăng của giá.

 

Trong báo cáo hàng tuần được Ủy ban châu Âu (EU Commission) phát hành tối qua, trong tuần hết thúc vào ngày 22/01, nhập khẩu ngô của khối đã đạt 470.000 tấn. Mặc dù đây không phải con số quá đột quá, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ ngô vẫn đang khá ổn định ở khu vực. Lũy kế nhập khẩu ngô tính từ đầu niên vụ cũng đã đạt mức 16,13 triệu tấn, cao hơn 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, trong báo cáo Bán hàng hàng ngày – Daily Export Sales, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA cho biết đã bán đơn hàng 130.000 tấn ngô niên vụ 22/23 cho một nước giấu tên.

 

Tương tự ngô, lúa mì cũng đã nhảy vọt hơn 2% trong phiên vừa rồi. Tiếp nối đà hồi phục trong cuối phiên trước, phe mua đã dần chiếm ưu thế và duy trì đà tăng đến khi đóng cửa. Việc tốc độ xuất khẩu chững lại tại EU là nguyên nhân giúp giá được hỗ trợ.

 

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu, khu vực này đã xuất khẩu 470.000 tấn lúa mì trong tuần kết thúc vào ngày 22/01, giảm mạnh so với mức 700.000 tấn trong tuần trước đó. Mặc dù lũy kế xuất khẩu lúa mì vẫn đang cao hơn 6,3% so với cùng kì năm ngoái, tuy nhiên, điều này cho thấy tốc độ bán hàng của EU đã sụt giảm. Đây là thông tin tích cực đối với lúa mì Mỹ và là yếu tố đã hỗ trợ cho giá.

 

Ở hướng ngược lại, Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) đã nâng dự báo xuất khẩu trong tháng 01 của Brazil lên mức 803.800 tấn, từ mức 753.040 tấn được đưa ra tuần trước. ANEC cho biết, sự kết hợp giữa vụ mùa bội thu và sản lượng thấp hơn tại Argentina do hạn hán đã thúc đẩy xuất khẩu của Brazil. Không chỉ có vậy, các quan chức trong ngành nói với Reuters, việc xung đột giữa Nga và Ukraine, hai nước xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, cũng để lại khoảng trống và giúp Brazil đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian gần đây. Mặc dù thông tin này có tác động gây sức ép, tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quá bất ngờ và chỉ kiềm chế đà tăng nhẹ đối với giá.

 

Theo Congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang