Chủ Nhật, 24/11/2024 10:58:51 GMT+7
Lượt xem: 1695

Tin đăng lúc 22-08-2017

Thị trường nội địa tiếp lực tăng trưởng

Thị trường nội địa trong vai trò truyền thống được coi là điểm tựa và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước, đặc biệt trong bối cảnh những tháng còn lại của năm 2017 sẽ phải phấn đấu quyết liệt để đạt mục tiêu tăng GDP cả năm là 6,7%.
Thị trường nội địa tiếp lực tăng trưởng
Ảnh minh họa

Trong phiên họp thường trực Chính phủ mới đây nhằm đề ra những giải pháp cho tăng trưởng cuối năm, vai trò của thị trường và thương mại nội địa đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định và coi đây như một động lực tạo thế tăng trưởng cho nền kinh tế những tháng cuối năm. Theo đó, Thủ tướng đã nhất trí các giải pháp về tăng tiêu dùng hộ gia đình bằng kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo niềm tin thị trường, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng tiêu dùng, nâng cao chất lượng hàng nội địa, giảm khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Đáng lưu ý là việc kích cầu tiêu dùng nội địa cũng đã được nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất như một giải pháp "tiếp lực" cho tăng trưởng không chỉ cho riêng năm 2017 mà còn cho cả những năm tiếp theo. 

 

Được biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.294 nghìn tỷ đồng, tăng 10,16% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, các nhóm chính là lương thực, thực phẩm và lưu trú ăn uống có mức tăng cao (từ 10-12%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng tăng khoảng 8,4% (đây là mức tăng khá tốt khi trong gần 6 năm trở lại đây, thường chỉ tăng quanh mức 4,8-7,6%) cho thấy sức mua trên thị trường đang có dấu hiệu phục hồi tốt. 

 

Theo nhận định của Bộ Công Thương, thương mại nội địa dự kiến vẫn tiếp tục xu hướng tăng tốt trong năm nay, đặc biệt trong dịp cuối năm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước đạt trên 3.880 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2016.

 

Một số chuyên gia nhận định, việc kích cầu tiêu dùng nội địa không chỉ tạo thêm động lực cho tăng trưởng mà quan trọng hơn sẽ hướng tới hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu của thị trường, đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ bớt đi các đợt giải cứu nông sản như đã từng xảy ra. 

 

Nguồn Báo Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang