Trong đó, thịt lợn được nhập khẩu nhiều nhất từ các nước Brazil (2.368 tấn, kim ngạch 4,39 triệu USD); Mỹ (874 tấn, kim ngạch 1,75 triệu USD); Ba Lan (848 tấn, kim ngạch 1,41 triệu USD); Bỉ (238 tấn, kim ngạch 620.000USD); Hà Lan (210 tấn, kim ngạch 431.000USD).
Được biết, hầu hết các doanh nghiệp nhập thịt lợn để chế biến thực phẩm (giò, chả, xúc xích…), chứ ít bán lẻ ra thị trường do không phù hợp thị hiếu. Trên thực tế, người tiêu dùng trong nước có thói quen sử dụng thịt lợn nóng, thịt lợn tươi (mới giết mổ) chứ không sử dụng thịt lợn đông lạnh. Lượng thịt lợn nhập khẩu nếu có sử dụng chủ yếu là thịt lợn đặc sản hoặc thịt lợn cao cấp.
Theo nhận định của ngành Công Thương, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, lượng lợn sụt giảm nên cuối năm giá thịt lợn có thể tăng. Theo đó, ngành đang tập trung vào các giải pháp là nhập khẩu thịt lợn, dự trữ thịt lợn và tăng nguồn cung của các mặt hàng thay thế khác như bò, gà...
Nguồn Thời báo kinh doanh