Tuy nhiên, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện nay đang được thực thi sôi nổi ở các nước thành viên thì hiệp định này đang trở thành vấn đề lớn và là sự nuối tiếc đối với Mỹ. CPTPP hiện tại có 11 thành viên và bắt đầu được thực thi từ ngày 30/12/2018.
Hiệp định đang thực sự có tác động lớn đối với các nước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biến chậm chạp, ngày 11/4, Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố số liệu thống kê xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada đã tăng lần lượt 11,2% và 36,7% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Nằm ngoài hiệp định này, các nhà xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ có thể sớm cảm thấy nuối tiếc. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 2019, nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản đã tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018, do sự gia tăng 51% trong nhập khẩu thịt bò đông lạnh. Những nước hưởng lợi đặc biệt trên thị trường Nhật Bản là Canada và New Zealand, với tăng trưởng xuất khẩu tương ứng là 345% và 133% trong tổng xuất khẩu thịt bò.
Sự gia tăng mạnh mẽ có nghĩa là biện pháp bảo vệ thịt bò đông lạnh của Nhật Bản, một biện pháp được thiết kế để tự động tăng thuế đối với thịt bò nhập khẩu nếu khối lượng vượt quá mức nhất định, đang được kích hoạt, tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 38,5% lên 50% cho một năm. Tuy nhiên, các thành viên CPTPP sẽ không bị ảnh hưởng và thuế quan của họ sẽ vẫn ở mức 26,6%, đặt gánh nặng lên vai các nhà sản xuất Mỹ và làm khó cạnh tranh nông nghiệp của Mỹ. Thịt bò là điểm mâu thuẫn rõ ràng nhất giữa chính sách tự do hóa của hiệp định và chính sách xuất khẩu của Mỹ, nhưng đây vẫn chưa phải là cuối cùng. Khi các thị trường phát triển nhanh chóng ở châu Á mở rộng và các nền kinh tế tiên tiến của khu vực liên kết chặt chẽ hơn, các nhà xuất khẩu của Mỹ sẽ ngày càng bị thu hẹp thị phần.
Theo congthuong.vn