Với tên gọi "hệ thống làm mát liên hoàn", công nghệ này được xây dựng trên nền tảng của những "tấm làm mát". Những tấm làm mát này thường được lắp đặt ở giữa bình truyền và thùng chứa. Trong quá trình vận hành, sữa và nước lạnh sẽ được truyền theo hai hướng ngược nhau và tiếp xúc gián tiếp thông qua các tấm kim loại. Kết quả, sữa được làm lạnh nhờ nhiệt được truyền qua "tấm làm mát", và tùy từng trường hợp cụ thể, chúng có thể làm nhiệt độ của sữa sau tiệt trùng giảm đến 30 độ C.
Tận dụng những ưu điểm của "tấm làm mát", hệ thống làm mát liên hoàn sẽ tái sử dụng nước thải sau quá trình làm mát cho nhiều hoạt động chăn nuôi và tác vụ khác.Với nhiệt độ tương đối cao, lượng nước thải này rất hữu ích trong việc làm ấm phòng sữa và tắm rửa cho bò trước khi vắt sữa. Theo nhiều nghiên cứu, nước ấm sẽ giúp bò có trạng thái tinh thần tốt hơn, dễ vắt và cho nhiều sữa hơn.
Một số trang trại của New Zealand đã và đang thử nghiệm công nghệ này với kết quả thu được rất khả quan. Theo Scott Armstrong, một chủ trang trại với 820 con bò, cho biết, với hệ thống làm mát liên hoàn, ông đã tiết kiệm được 1500 lít nước nóng, 8821 kWh điện và 2055 đô la mỗi tháng. Hơn thế, hiệu quả sản xuất tổng thể của trang trại cũng tăng 28% so với trước khi ứng dụng công nghệ này.
Nguồn: tietkiemnangluong.com.vn