Thứ Bẩy, 23/11/2024 21:23:53 GMT+7
Lượt xem: 993

Tin đăng lúc 29-06-2021

Tiêu dùng khởi sắc, doanh nghiệp tích tụ thêm nội lực vượt dịch COVID-19

Tiêu dùng nội địa và năng suất lao động của doanh nghiệp tăng đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2021.
Tiêu dùng khởi sắc, doanh nghiệp tích tụ thêm nội lực vượt dịch COVID-19

Thích nghi với COVID-19, tiêu dùng nội địa khởi sắc

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tiêu dùng nội địa vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2021, đóng góp khoảng 68-70% trong GDP.

 

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2021 (số liệu 6 tháng đang thống kê, chưa công bố-PV) đạt 2.086,1 nghìn tỉ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,27% (cùng kỳ năm 2020 giảm 6,56%).

 

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 1.670,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 80,1% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,1%). Trong đó, phương tiện đi lại tăng 11,3%; lương thực, thực phẩm tăng 9%; may mặc tăng 7,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 6,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 2%.

 

Cùng với đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 196,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 9,4% tổng mức và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 20,7%).

 

Nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù các doanh nghiệp rất nỗ lực chống chịu, nhưng dịch bệnh COVID-19 đang rất khó lường, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa suy kiệt, cần được hỗ trợ kịp thời.

 

Theo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để tiếp sức cho các doanh nghiệp “vượt bão” COVID-19, cần xây dựng các gói chính sách hỗ trợ đa dạng: Ngoài hỗ trợ tài khóa về thuế, giãn, hoãn thuế cần có thêm những gói chính sách mới với điều kiện tiếp cận rộng hơn, nhanh hơn, thủ tục cần đơn giản hơn để vực dậy hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cho biết: Thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trong nước, xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch; kích cầu du lịch, hỗ trợ DN giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động…

 

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tính cho cả giai đoạn 2020 - 2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 7% cho đến 16,5% trong tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tổng thể.

 

"Đóng góp của kinh tế số là một động lực mới cho cải thiện nhanh chóng năng suất lao động”- TS Vũ Tiến Lộc nói.

 

Theo Lao động


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang