Thứ Sáu, 22/11/2024 22:51:39 GMT+7
Lượt xem: 3684

Tin đăng lúc 30-03-2017

Tôm bơm tạp chất vẫn 'bung lụa', người dùng nên thận trọng

Dù đã bị lực lượng chức năng quyết liệt loại bỏ tình trạng tôm bơm tạp chất nhưng mới đây tại Bạc Liêu vẫn để xảy ra tình trạng này.
Tôm bơm tạp chất vẫn 'bung lụa', người dùng nên thận trọng
Ảnh minh họa

Trước đó, theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Bộ NN&PTNT), việc bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm làm tăng khối lượng, kích cỡ, lừa dối cảm giác về độ tươi... đã diễn ra nhiều năm, đặc biệt ở các địa bàn Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang.

 

Dù Bộ Thủy sản trước đây và hiện Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều chương trình ngăn chặn việc đưa tạp chất vào tôm từ năm 1998 (đến nay đã gần 20 năm) nhưng mới có hiệu quả tức thời tại từng thời điểm. Việc đưa tạp chất vào tôm cứ diễn ra, nhất là khi khan hiếm tôm nguyên liệu.

 

Cụ thể, mới đây, ghi nhận của báo NTD, khoảng 19h, ngày 27/3, lực lượng chức năng Bạc Liêu đã phát hiện chiếc xe tải đang vận chuyển hơn 400 kg tôm bơm tạp chất chuẩn bị mang ra thị trường tiêu thụ.

 

Theo đó, vào thời điểm nêu trên, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra chiếc xe tải mang biển kiểm soát 94C-015.29 do ông Lê Hoàng Luyến (xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) điều khiển, đang lưu thông trên QL1A đoạn qua huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

 

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 16 thùng hàng chứa 426 kg tôm. Qua kiểm tra nhanh, số tôm trên được xác định có chứa tạp chất agar. Được biết, số hàng trên do bà Lê Ngọc Thúy (36 tuổi, ngụ tại xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai) làm chủ. Thời điểm bị phát hiện, toàn bộ số hàng trên đang được vận chuyển về TP. Bạc Liêu để tiêu thụ.

 

Liên quan tới tác hại khi ăn phải tôm bơm tạp chất, báo Lao Động trước đó dẫn thông tin từ các chuyên gia về hải sản cho rằng, khi tôm có chứa tạp chất ở dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi để phát triển nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Khi người dùng ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc và mắc một số chứng bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thương hàn, tả…

 

Không chỉ vậy, nếu nguồn nước sử dụng để bơm tạp chất vào tôm bị ô nhiễm, lấy từ các con sông, kênh rạch, nước ruộng bẩn thì các vi khuẩn càng có cơ hội tấn công cơ thể, khiến người ăn dễ bị mắc bệnh. Ngoài tiêm nước hay tạp chất, người bán còn dùng các loại chất bảo quản hay chất hóa học để giữ tôm được tươi ngon sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng như hại gan hay thận.

 

Người tiêu dùng trong nước hãy thận trọng khi mua loại tôm sú - con tôm có những vằn xanh trên lưng, đã được bỏ đầu và ướp lạnh. Tốt hơn hết, bà con ta cứ mua loại tôm sú sống (còn bơi được trong nước) hay tôm sú ướp lạnh còn nguyên con, chưa bỏ đầu. Loại tôm này mình không mập, thon thả cân đối, hai nan đuôi không xòe ra. Đó mới là tôm sạch.

 

Nguồn VietQ


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang