Thứ Sáu, 22/11/2024 00:05:27 GMT+7
Lượt xem: 381

Tin đăng lúc 29-01-2024

TP.HCM: Hai năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Riêng năm 2023, TP.HCM thu hút vốn FDI đạt 5,85 tỉ USD, và là lần thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
TP.HCM: Hai năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI
Năm 2023, TP.HCM thu hút vốn FDI đạt 5,85 tỉ USD, và là lần thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

TP.HCM vẫn là lựa chọn hàng đầu …

 

Theo số liệu thống kê mới nhất được UBND TP.HCM công bố về thu hút đầu tư nước ngoài, thì năm 2023, TP.HCM thu hút vốn FDI đạt 5,85 tỉ USD, và là lần đầu tiên tổng vốn đầu tư rót vào các KCN ở TP.HCM (cấp mới và điều chỉnh) vượt 1 tỉ USD, đạt gần gấp đôi kế hoạch và tăng 84% so với năm 2022, lần thứ năm liên tiếp TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Trong đó có gần 223 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng hơn 13% so với năm 2022. TP.HCM có 16 dự án mới với vốn đầu tư đăng ký 63 triệu USD và 34 dự án điều chỉnh vốn với vốn tăng 160 triệu USD.

 

Đối với đầu tư trong nước, tổng vốn thu hút đầu tư đạt 18.531 tỉ đồng (tương đương 789 triệu USD), tăng 124% so với năm 2022. Đáng chú ý, riêng dự án của Viettel đầu tư vào huyện Củ Chi đã đạt 624 triệu USD.

 

Theo ông Trần Việt Hà - phó trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết: đây là năm đầu tiên TP.HCM thu hút đầu tư vào các KCN tăng đột biến khi mọi năm thu hút vốn đầu tư chỉ đạt 400 - 800 triệu USD.

 

Năm nay riêng dự án của Viettel về lĩnh vực trung tâm dữ liệu (Data center), công nghệ thông tin và chuyển đổi số đã chiếm lượng vốn lớn.

 

Cũng theo ông Hà, trước đây, dự án của First Solar cũng đạt trên 1 tỉ USD (cả đầu tư đăng ký ban đầu và các lần tăng vốn) với tổng diện tích sử dụng đất lên đến 45ha, còn dự án của Viettel chỉ ngốn diện tích đất bằng 10%, khoảng 4ha đất, tại Củ Chi.

 

Thông tin rõ hơn về sự gia tăng đột biến, ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, nêu: việc thu hút đầu tư vào TP.HCM trogn năm 20213 là sự đột phá, mặc dù quỹ đất giảm 68%, quỹ nhà xưởng cho thuê giảm 8,5% so với năm 2022, song thu hút đầu tư lại đạt được những tín hiệu tích cực.

 

Ngoài ra suất đầu tư trên mỗi ha đất đã tăng lên, cụ thể là 8,1 triệu USD/ha bình quân, riêng các dự án đầu tư nước ngoài là gần 11,6 triệu USD/ha.

 

… nhưng cần “gỡ” bài toán thiếu quỹ đất

 

Bên cạnh những mặt tích cực, ông Hưng cho rằng về kế hoạch lâu dài, bền vững thì TP cần phải có giải pháp để “gỡ” nhanh bài toán thiếu quỹ đất.

 

“Chúng ta đã có sự lựa chọn, chắt chiu hơn với các nhà đầu tư, với các ngành nghề thu hút vào TP.HCM trong khi quỹ đất càng ngày càng ít", ông Hưng nói.

 

Theo ông Hưng, nhiều năm qua, một trong những điểm yếu trong thu hút đầu tư vào TP.HCM đó là thiếu quỹ đất, nhất là quỹ đất lớn, đất liền thửa để hút những dự án có quy mô lớn. Để giải quyết điểm nghẽn này, Thủ tướng đã chấp thuận bổ sung KCN Phạm Văn Hai I và II với quy mô 668ha vào quy hoạch phát triển các KCN TP.HCM. Bên cạnh đó, Hepza cũng đề xuất đưa vào quy hoạch hàng ngàn ha quỹ đất cho KCN, nếu được thông qua thì đây là nguồn lực đất đai chuẩn bị cho giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo để đón các "đại bàng".

 

Song, để giải quyết tình thế, ông Hưng cho biết trước mắt phải tháo gỡ các khó khăn về quỹ đất hiện tại vì TP có gần 5.920ha đất trong các KCN, khu chế xuất được quy hoạch, hiện đang cho thuê khai thác khoảng 4.000ha.

 

"Còn lại quỹ đất đang bị vướng ở góc độ pháp lý, bồi thường nên nếu gỡ được, TP có ngay 1.900ha để thu hút đầu tư, chưa kể đến hai KCN Phạm Văn Hai hay 4.000 - 5.000ha đang xin bổ sung trong quy hoạch", ông Hưng nói.

 

Cũng theo ông Hưng, hiện có nhiều nhà đầu tư đang gặp khó khăn, thậm chí khiếu nại, khiếu kiện liên quan việc pháp lý chưa hoàn chỉnh ở các KCN. Hiện các KCN như Cát Lái, Hiệp Phước, Cơ khí ô tô... vẫn còn gặp khó liên quan đến pháp lý.

 

"Luật quy định bồi thường sạch sẽ 100%, TP hoặc là Sở Tài nguyên và Môi trường mới ký hợp đồng cho thuê đất, giao đất. Còn chỉ 1m² chưa bồi thường xong trong khi 99,9% đã bồi thường cũng không được giao đất, cho thuê đất.

 

Do đó có những khu hiện nay chỉ còn 2/70 mẫu chưa bồi thường nhưng không thể cho thuê 70 mẫu đó. Đây là điều doanh nghiệp vướng và đang kêu rất nhiều", ông Hưng cho hay.

 

Mặt khác, đối với pháp lý đất đai, ông Hưng cho biết: đơn cử KCN Hiệp Phước đang thẩm định giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau đó nhà đầu tư mới được cấp quyết định cho thuê đất, giao đất và doanh nghiệp trong KCN mới thực hiện được các quyền của mình từ xây dựng, thế chấp...

 

Theo ông Hưng, Luật Đất đai trải qua nhiều giai đoạn, có những vấn đề đúng với giai đoạn đó nhưng đến nay lại vướng hoặc có những vấn đề vướng mắc pháp lý trong giai đoạn trước chưa giải quyết xong dẫn đến hiện nay lại "mắc kẹt".

 

"Chúng tôi đang bàn với TP và các sở ngành để tháo gỡ ngay các vướng mắc pháp lý trên để có quỹ đất liền phục vụ việc thu hút đầu tư", ông Hưng khẳng định.

 

Ngoài ra, ông Hưng cũng tiết lộ do đã nhiều năm TP không có KCN mới nào được bổ sung, nên khi có thông tin về hai KCN Phạm Văn Hai, rất nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn tham gia xây dựng KCN. Tuy nhiên với các khu này, Hepza sẽ làm cẩn thận để có dự án chất lượng, sát thực tiễn và lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu.

 

Không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu…

 

Đáng chú ý, liên quan đến tình những hạn chế trong thu hút đầu tư, nêu vấn đề và nhấn mạnh tại các chương trình gặp gỡ doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay TP.HCM đang bước sang giai đoạn mới trong lĩnh vực thu hút đầu tư. TP kiên quyết không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... Đồng thời, TP cũng sẽ áp dụng các tiêu chí đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

 

Cụ thể, ông Mãi cho rằng, về chủ trương, TP không khuyến khích, không có ưu đãi cũng như sẽ xem xét rất kỹ về giấy phép cho những đầu tư sử dụng nhiều nguồn lực thâm dụng lao động, thâm dụng đất đai. Ngược lại, TP ưu tiên cho các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng. Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao. Sở dĩ có sự chọn lọc đó được ông Mãi nêu ra là : “TP.HCM hiện đang thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút các dự án lớn, nhà đầu tư lớn cho các ngành nghề mới. Do đó, việc bổ sung quy hoạch KCN Phạm Văn Hai I, Phạm Văn Hai II cũng tạo điều kiện cho TP có đất phát triển các chuyên ngành như điện tử, y sinh, công nghiệp phụ trợ.

 

Theo DiendanDN.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang