Thứ Bẩy, 23/11/2024 16:34:02 GMT+7
Lượt xem: 5559

Tin đăng lúc 18-09-2019

TP.HCM: Hướng logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn

Ngày 17/9, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, thành phố đang phấn đấu hoàn thiện các giải pháp để phát triển ngành logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn và TP.HCM trở thành đầu mối trung tâm lĩnh vực dịch vụ logistics.
TP.HCM: Hướng logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn
Ảnh minh họa

Hồng tre mua về úp cuống hồng xuống đĩa, đáy quả hồng lên trên để tránh bị dập do đuôi Theo ông Hòa, TP.HCM hiện là đầu tàu kinh tế của cả nước nên nếu không hình thành được hệ sinh thái đầu ngành trong lĩnh vực logistics thì khó có địa phương nào có thể làm được để hoàn thành “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến 2025 do Chính phủ ban hành từ năm 2017”. Chính vì vậy, việc định hướng phát triển hệ thống logistics tại TP.HCM cần phải được mổ xẻ, đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng thành phố trở thành trung tâm dịch vụ logistics kết nối với khu vực.

 

Sở Công Thương TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị thực hiện Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025. Theo đó, đề án hướng đến 3 mục tiêu: Hoạch định chiến lược phát triển ngành logistics thành phố dựa trên nguyên tắc liên kết vùng; xây dựng hạ tầng kỹ thuật để thành lập 3 trung tâm logistics theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2015; nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa để giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh.

 

Theo các chuyên gia, việc hoạch định chiến lược để phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống còn 16% GDP vào năm 2025 là thách thức không nhỏ với TP.HCM. Trong bối cảnh hiện nay hàng loạt cảng ICD (cảng cạn, cảng khô, cảng nội địa) trên địa bàn TP.HCM đã có quyết định di dời (5/6 cảng ICD hiện hữu), TP.HCM đã quy hoạch hệ thống ICD giai đoạn 2020-2025 với 8 cảng ICD trên tổng diện tích 102-137 ha, năng lực hàng hóa thông qua từ 1,38-1,89 triệu container. Và mặc dù 68% thị phần hàng container được thông qua các cảng thuộc khu vực TP.HCM - Đồng Nai, hầu hết các cụm cảng của TP.HCM đều đang tồn tại nhiều trở ngại, trong đó tắc nghẽn hạ tầng, kẹt xe nghiêm trọng…

 

“TP.HCM đang gấp rút để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như các điều kiện để phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố cũng như kết nối được các vùng trong cả nước trong bối cảnh nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố có xu hướng dần dịch chuyển sang các tỉnh, thành phố khác là hết sức cần thiết”, ông Hòa nói.

 

Đề án phát triển ngành dịch vụ logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, từ tháng 8, Sở Công thương TP.HCM và đơn vị tư vấn Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam hoàn thành khảo sát điều tra tại 61 DN, trong đó 30 DN sử dụng dịch vụ logistics và 31 DN kinh doanh dịch vụ logistics. Đây chỉ mới là báo cáo hội thảo đầu kỳ để lấy ý kiến và hoàn thiện "Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

 

quả hồng luôn chín nhanh hơn phần cuống. Hàng ngày theo dõi, quả hồng nào chín vàng, từ đầu đến đuôi trong veo thì lấy dao bổ đôi hồng và xúc thìa. Loại quả này phải ăn thử mới cảm nhận được hết hương vị bởi khó mà tìm được từ diễn tả hết được độ ngon của nó.

 

Theo Thời Báo Ngân Hàng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang