Thứ Bẩy, 23/11/2024 16:37:35 GMT+7
Lượt xem: 2100

Tin đăng lúc 27-09-2020

TP.HCM và các tỉnh, thành thành Đông -Tây Nam bộ hợp tác để vươn ra “biển lớn”

Sở Công thương TP.HCM đã triển khai chương trình Hợp tác thương mại giai đoạn 2016 -2020 giữa TPHCM và các tỉnh, thành thành Đông- Tây Nam bộ.
TP.HCM và các tỉnh, thành thành Đông -Tây Nam bộ hợp tác để vươn ra “biển lớn”
Doanh nghiêp ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tại buổi Kết nối cung -cầu tại TP. HCM 2020.

Trong cung cầu hàng hóa có một nghịch lý là nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm bán giá thấp, khó tiêu thụ, trong khi người tiêu dùng ở TP. HCM phải mua hàng hóa với giá cao. Để đẩy mạnh kết nối cung cầu, thuận lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, Sở Công thương TP. HCM đã triển khai chương trình Hợp tác thương mại giai đoạn 2016 -2020 giữa TP. HCM và các tỉnh, thành thành Đông- Tây Nam bộ. Chương trình này đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân, doanh nghiệp, tạo nguồn cung hàng hóa ổn định cho thị trường thành phố và đẩy mạnh xuất. Mỗi năm, các doanh nghiệp ký hợp đồng với giá trị trên 4 ngàn 500 tỷ đồng.

 

Trước đây, mỗi năm Cơ sở sản xuất tôm khô Sông Đầm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau chỉ tiêu thụ từ 400-500 kg tôm khô ở vài tỉnh lân cận. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, khi tham gia chương trình Hợp tác thương mại, mỗi năm cơ sở này tiêu thụ sản phẩm tăng gấp đôi, giá bán tăng 20-30% so với trước đó. Hiện nay, sản phẩm này đang được bán tại nhiều chợ truyền thống và cửa hàng thực phẩm ở TP. HCM. 

 

Anh Lê Minh Sang, chủ Cơ sở sản xuất tôm khô Sông Đầm cho biết đơn vị đang làm thủ tục để đưa sản phẩm vào Big C, Coopmart và cửa hàng  bách hóa Xanh: "Hàng của mình chất lượng nhưng bán ở tỉnh thì bị mấy đầu mối ép giá. Từ khi tham gia chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu này thì các doanh nghiệp như Bicg C, Coopmart và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch biết mình mình ký được nhiều hợp đồng và bán sản phẩm nhiều hơn".

 

Hiện nay, mỗi ngày 3 chợ đầu mối của TP. HCM tiếp nhận khoảng 8 ngàn tấn nông sản, thực phẩm từ các địa phương về phân phối cho 238 chợ truyền thống trên địa bàn. Hiệu quả của chương trình này, không chỉ tiêu góp phần thụ sản phẩm cho nông dân, doanh nghiệp trong khu vực mà còn liên kết để các doanh nghiệp ở TP. HCM mở rộng nhà xưởng, cơ sở sản xuất và chế biến. Qua 5 năm thực hiện chương trình này có 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường của TPHCM đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất tại các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ. Các doanh nghiệp đã liên kết, ứng vốn cho nông dân nuôi trồng, bao tiêu sản phẩm 3 ngàn 200 tỷ đồng/năm. Phần lớn các doanh nghiệp bình ổn thị trường thành phố đã xây dựng các chuỗi liên kết, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại các tỉnh, thành này.

 

Theo lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ,  qua chương trình này, Sở Công thương TP.HCM làm tốt vai trò dẫn dắt và điều phối thị trường, nhất là việc tác động để người sản xuất đáp ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Bà Châu Thị Lệ, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An cho rằng: "Trước đó, sở đã tuyên truyền, vận động người sản xuất về vấn đề này nhưng rất khó. Tuy nhiên, khi có chương trình hợp tác này, TP.HCM yêu cầu hàng hóa đưa vào các chợ đầu mối, siêu thị phải đạt một số tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… thì nhiều người đã thay đổi nhận thức và làm rất tốt.

 

Trong cương trình hợp tác này, TP. HCM đã tác động làm thay đổi hành vi của người sản xuất Long An rất ủng hộ. Long An sẽ tiếp tục hợp tác cung ứng cho Tp.HCM không chỉ mới sản phẩm mà chất lượng cao hơn và từ đó sẽ làm thay đổi quan niệm  hàng Việt Nam giá rẻ, chất lượng thấp, rau thì 2 luống, heo thì 2 chuồng.

 

Tuy nhiên, công tác kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất, phân phối hiện nay vẫn còn một số khó khăn nên nhiều sản phẩm có thế mạnh và tiềm năng của các địa phương vẫn chưa thể kết nối, cung ứng cho thị trường thành phố và xúc tiến xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản lượng cung ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất thủ công chưa ổn định, chưa đồng đều về chất lượng. Các doanh nghiệp, nhà cung ứng tại các địa phương cũng chưa chủ động hoặc liên kết, hợp tác trong khâu vận chuyển, logistics, marketing... không đáp ứng khả năng giao hàng, thanh toán, hậu mãi, đổi trả, bảo hành... Một số sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm... để đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện để tham gia cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại.

 

Về khó khăn này, ông Mai Sáu, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hòa Phát ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho rằng đối với những doanh nghiệp nhỏ thì cần sự liên kết với nhau để tạo ra sản lượng lớn, chất lượng ổn định, đồng đều và cần có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng để đầu tư, đổi mới công nghệ. “Doanh nghiệp rất cần Sở công thương tỉnh hỗ trợ về khuyến công để  đổi mới máy, thiết bị,  móc công nghệ để nâng cao công suất, sản lượng chất lượng sản  phẩm và giảm chi phí giá thành", ông Mai Sáu chia sẻ.

 

Để nâng cao hiệu quả chương trình này, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết: "Sở sẽ tập trung, ưu tiên hỗ trợ các mặt hàng hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap. Sở sẽ xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, liên kết chặt chẽ, lưu thông hàng hóa hiệu quả xuyên suốt  nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối trong nước và xuất khẩu, giảm chi phí trung gian. Để xuất khẩu, nhất là vào thị trường Châu Âu phải đảm bảo chất lượng, duy trì ổn định sản lượng. Tuy nhiên, từng tỉnh, thành rất khó thực hiện mà phải có sự hợp tác chặt chẽ trong vùng. Thành phố sẽ tháo gỡ khó khăn và đầy mạnh sự liên kết này, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh: “TP.HCM là nơi thực hiện các khâu chế biến nếu hợp tác với nhau sẽ tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn. Thời gian tới, UBDN TP sẽ chỉ đạo các sở,  ngành chức năng của TP phối hợp với các tỉnh, thành  triển khai quyết liệt công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các bên kết nối, tháo gỡ khó khăn cho các bên, tạo điều  kiện để doanh nghiệp liên kết thương mại, sản xuất và xuất khẩu.

 

"Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi xa thì đi nhiều người” đó là triết lý kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp rất tâm đắc. Vì vậy để cùng nhau đi xa và phát triển hơn nữa, TP. HCM và các tỉnh, thành thành Đông- Tây Nam bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cả chiều sâu và chiều rộng trong thời gian tới. Nhiều nông dân, doanh nghiệp tham gia chương trình chủ động đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm và mở rộng quy mô sản xuất để tham gia chuỗi liên kết vùng, hướng tới  thị trường xuất khẩu và cùng nhau vươn ra “biển lớn” ./.

 

Theo Vov


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang