Thứ Bẩy, 23/11/2024 08:04:09 GMT+7
Lượt xem: 1371

Tin đăng lúc 02-07-2019

Trải nghiệm nghề dệt truyền thống ở Làng Văn hóa Đồng Mô

Từ ngày 1 đến 31-7 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Hương vị mùa hè”, trong đó có chuyên đề “Nét đẹp dân gian qua nghề dệt truyền thống”, giới thiệu nghề dệt truyền thống của đồng bào nhiều dân tộc từ bắc vào nam.
Trải nghiệm nghề dệt truyền thống ở Làng Văn hóa Đồng Mô

Hoạt động tháng 7 có sự tham gia của gần 100 đồng bào thuộc 13 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer) từ 12 địa phương, mà điểm nhấn là các địa phương có đồng bào hoạt động hằng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đác Lắc, Sóc Trăng).

 

Chương trình tháng 7 với các hoạt động gồm trải nghiệm “Ngày hè của em”: trưng bày giới thiệu các hoạt động trẻ thơ tại Làng với những hình ảnh của các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017,2018: Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ, nết người”; Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em” và một số trò chơi dân gian của trẻ thơ như chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, làm diều…, trình diễn, trưng bày, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ, trải nghiệm một số trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như ném pao, đánh cù, đẩy gậy của dân tộc Mường, tó má lẹ của dân tộc Thái, ném vòng của dân tộc Cơ Tu... đi cà kheo, thả diều… của các dân tộc.

 

Ngoài ra, trong Làng còn tổ chức không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách, hướng dẫn các trò chơi dân gian tập thể, các hoạt động giáo dục ý thức về môi trường sinh thái, văn hóa dân tộc, tái chế các vỏ chai nhựa thành các vật dụng hữu ích, trang trí…, tham gia cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn…

 

Một trong những chủ đề chính của hoạt động tháng 7 tại làng là chuyên đề “Nét đẹp dân gian qua nghề dệt truyền thống”, những nghề truyền thống là tri thức bản địa cùng với kỹ năng sống của đồng bào, việc bảo tồn nghề là bảo tồn tri thức bản địa, bảo tồn kỹ năng sống, bảo tồn những giá trị hàng trăm nghìn năm... Bên cạnh đó, mỗi một sản phẩm thủ công truyền thống đều có câu chuyện, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, những kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào... và bảo tồn nghề truyền thống là bảo tồn cả kho tàng văn hóa dân gian quý giá của đồng bào.

 

Du khách, đặc biệt là các du khách nhí sẽ được trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Thái, Mường, Khơ Mú; nghề se lanh dệt vải của dân tộc Mông; nghề dệt Zèng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận của dân tộc Tà Ôi; nghề dệt theo truyền thống Tây Nguyên của các dân tộc Ê Đê, Ba Na.

 

Theo nhandan.com.vn


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang