Thứ Sáu, 22/11/2024 04:44:48 GMT+7
Lượt xem: 4401

Tin đăng lúc 18-04-2016

Triển vọng từ cây trồng công nghệ sinh học

20 năm sau lần giới thiệu đầu tiên, cây trồng biến đổi gen (BĐG) trở thành một trong những công nghệ được sử dụng và canh tác phổ biến và tiên tiến nhất thế giới. Hầu hết lượng ngô, đỗ tương, cải dầu và bông trồng khắp thế giới hiện nay là các giống cây trồng BĐG. Nông dân đón nhận cây trồng BĐG nhanh hơn bất kỳ công nghệ giống cây trồng nào khác bởi chúng giúp họ sản xuất được nhiều hơn với lượng tài nguyên cần sử dụng ít hơn.
Triển vọng từ cây trồng công nghệ sinh học
Cây trồng biến đổi gen và sản phẩm biến đổi gen

Đây là những ý kiến của các chuyên gia quốc tế tại Hội nghị 20 năm (1996 - 2015) thương mại hóa cây trồng BĐG trên thế giới và kết quả nổi bật năm 2015 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp (ISAAA) phối hợp tổ chức hôm15/4, tại Hà Nội.

 

Phát biểu tại Hội thảo Giáo sư Paul Teng - Chủ tịch ISAAA - cho biết: CNSH là một trong những lĩnh vực ưu tiên của khoa học công nghệ tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là công nghệ chuyển gen. Cây trồng áp dụng CNSH hay còn gọi là cây trồng biến đổi gen đầu tiên được thương mại hóa vào năm 1996. Trong hai thập kỷ qua, CNSH và công nghệ gien đã được 28 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng. Mỗi năm hơn 18 triệu nông dân đã được trải nghiệm các ích lợi đến từ việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ cây trồng áp dụng CNSH. Diện tích cây trồng CNSH gia tăng nhanh từ 1 triệu 700 ha vào năm 1996, đến nay đã tăng lên 179 triệu ha.

 

Giáo sư Paul Teng chia sẻ, tác động toàn cầu của cây trồng CNSH trong 20 năm qua đã giúp tăng năng suất và lợi nhuận - những lợi ích cho nông dân với thu nhập từ trang trại đạt 150 tỷ USD (1996-2014) trong đó, 35% có được do chi phí sản xuất thấp hơn và 65% có được do tăng sản lượng. Bên cạnh đó, cây trồng CNSH góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp bền vững và có tiềm năng rất lớn. Góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường chất lượng cuộc sống cho 16,5 triệu hộ tiểu nông ở các vùng nghèo tài nguyên và gia đình họ…. 

 

 

Ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT phát biểu tại Hội nghị

 

Năm 2015, mặc dù diện tích cây trồng CNSH toàn cầu giảm nhẹ khoảng 1% do hạn hán và sự sụt giảm về giá của một số loại cây trồng nhưng đây cũng là năm chứng kiến sự kiện loại cây trồng này được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam.  Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) - chia sẻ, năm 2015 Việt Nam đã chính thức chấp nhận và cho phép thương mại hóa cây trồng biến đổi gen thông qua các bước thẩm định và kiểm tra chặt chẽ để cấp Giấy chứng nhận An toàn sinh học. Bộ NN & PTNT đã xác nhận 11 giống ngô biến đổi gen mang đặc tính kháng sâu đục thân và thuốc diệt cỏ đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hiện các giống ngô biến đổi gen đã và đang được thương mại hóa và trồng nhiều nhất ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ….

 

Ông Định cũng lưu ý với các công ty trong quá trình kinh doanh, song song với việc đưa giống biến đổi gen vào ngoài việc chuyển giao công nghệ cũng phải tổ chức kinh doanh các “giống nền” tức là giống không phải biến đổi gen để nông dân có thêm sự lựa chọn. “Nếu như giống ngô biến đổi gen mang lại hiệu quả cao về năng suất khi trồng ở những nơi nhiều sâu bệnh và cỏ dại nhiều, và ngược lại ở những vùng không có áp lực về sâu bệnh và cỏ dại nông dân có thể lựa chọn giống không phải biến đổi gen”, ông Định nói .

 

 

Ngày 12/1/2006, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” do Bộ NN & PTNT chủ trì thực hiện nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó công nghệ gen và cây trồng biến đổi gen là một trong những nội dung chính trong Chương trình này.

 

 

Theo Báo Công Thương điện tử


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang