Theo iTWire, các nhà nghiên cứu tại Đại học Edith Cowan ở miền Tây nước Úc đã phát triển một phương pháp rẻ tiền để làm sạch nước bị ô nhiễm hóa chất. Nhờ phương pháp này, có thể làm sạch nước chỉ trong vài phút bằng cách sử dụng nhiều lần cùng một chế phẩm.
Cơ sở của sự phát triển là một hợp kim tinh thể sắt. Các nhà khoa học đã thu được hợp kim bằng cách nung nóng thủy tinh kim loại - một hợp kim có cấu trúc vô định hình. Cấu trúc nguyên tử cho phép hợp kim tóm bắt một loạt các chất gây ô nhiễm - từ kim loại nặng đến thuốc nhuộm và chất thải hữu cơ.
Ngày nay, chất gây ô nhiễm từ nước thải thường được loại bỏ bằng bột sắt. Tuy nhiên, bột sắt đã dùng phải được cất giữ ở đâu đó và để sản xuất bột sắt rất tốn kém. Loại hợp kim mới có thể được sử dụng 5 lần mà vẫn duy trì được hiệu quả. Và chi phí làm sạch một tấn nước thải bằng hợp kim sẽ chỉ tốn 15 USD.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng khám phá này sẽ hữu ích đặc biệt cho ngành công nghiệp dệt và khai thác mỏ. Những ngành công nghiệp này tạo ra một lượng lớn nước thải bị ô nhiễm bởi thuốc nhuộm và kim loại nặng.
Ngoài hợp kim tinh thể sắt của các nhà khoa học Úc, hợp kim magiê và kim loại đất hiếm được các chuyên gia Mỹ phát triển thậm chí còn có nhiều thuộc tính ấn tượng hơn: bền hơn thép và nhẹ hơn titan, nhưng chi phí sản xuất không cao. Vật liệu hợp kim magiê và kim loại đất hiếm đã được Mỹ sử dụng trong công nghiệp quân sự 10 năm và được giữ kín. Tuy nhiên, bây giờ người ta mới bắt đầu sử dụng cho các dự án dân sự.
Nguồn Motthegioi