Thứ Sáu, 22/11/2024 17:21:36 GMT+7
Lượt xem: 8700

Tin đăng lúc 12-09-2017

Vẫn còn "tư duy con dấu" trong giao dịch điện tử

DN làm thủ tục điện tử nhưng vẫn phải in, sao kê chứng từ không khác gì làm giao dịch truyền thống, điều này gây lãng phí và không đạt mục tiêu giảm thủ tục hành chính.
Vẫn còn "tư duy con dấu" trong giao dịch điện tử
Hiện nay có hơn 97% doanh nghiệp sử dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, hải quan nhưng các cơ quan khác vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ chứng minh đã thực hiện thủ tục thuế, hải quan dạng giấy.

Cần thay thế nghị định 27

 

Hiện nay, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính. Nghị định này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN liên quan đến sử dụng chữ ký số, chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, hủy hiệu lực, tiêu hủy chứng từ điện từ … trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, hoạt động động dịch vụ tài chính, bảo hiểm.

 

Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thời gian qua, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI, vẫn còn những thách thức. Đơn cử như hiện nay có hơn 97% doanh nghiệp sử dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, hải quan nhưng các cơ quan khác vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ chứng minh đã thực hiện thủ tục thuế, hải quan dạng giấy. Vậy là DN đã làm thủ tục điện tử vẫn phải in, sao kê chứng từ … dẫn đến DN thường xuyên phải chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy, gây phiền hà cho DN.

 

Nghị định 27 cũng tồn tại nhiều vướng mắc như quy đinh về chấp nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử theo hướng mô phỏng hình thức giấy tờ, làm phức tạp hóa việc ứng dụng giao dịch điện tử. “Chứng từ điện tử phải có đủ chữ ký điện tử của những người có trách nhiệm ký chứng từ điện tử. Trường hợp chứng từ điện tử chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền thì hệ thống thông tin phải có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý của những người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển chứng từ điện tử đền người ký cuối cùng”

 

Nghị định 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính đã ban hành hơn 10 năm, đến nay, phần lớn quy định của Nghị định không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành.

 

Vì vậy, cần xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định 27 và sửa đổi các văn bản liên quan để giải quyết tổng thể các vấn đề bất cập, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

 

Cần thay đổi góc tiếp cận

 

Bà Phan Nguyễn Diệp Lan – quyền Phó Chủ tịch, Trưởng khối Pháp lý và Tuân thủ của Cty TNHH Manulife (Việt Nam) cho biết: “Hiện nay chúng ta cần phải thay đổi góc tiếp cận trong việc xây dựng Nghị định một cách rộng hơn về hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử. Các quy định trong dự thảo thay thế đang đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể nhưng để có khung pháp lý cho giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính đòi hỏi một cách nhìn rộng hơn và chuẩn hơn”.

 

Chúng ta phải tiếp cận giao dịch điện tử từ góc độ nào?

 

“Trước giờ chúng ta giao dịch qua giấy nhưng bây giờ nền tảng của giao dịch ấy không còn trên giấy nữa mà chuyển sang phương tiện kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều kiện để các giao dịch có giá trị pháp lý, phải bảo đảm về mặt an toàn an ninh thì vẫn là những điều kiện như giao dịch bằng giấy, vậy trên nền phông của kỹ thuật số thì cần phải tiếp cận nó như thế nào?”

 

Trong giao dịch điện tử hiện nay, chúng ta cần phải xác định được 5 điều quan trọng đó là: đối tượng giao dịch, ý chí khách hàng, chữ ký trong giao dịch (chữ ký số và chữ ký điện tử), đảm bảo được tính toàn vẹn trong nội dung giao dịch và cuối cùng là xác định được cơ chế chống gian lận.

 

Vậy làm sao để thể hiện được ý chí của họ. Về nguyên tắc trong giao dịch pháp lý bình thường thì chữ ký chính là thể hiện ý chí của đối tượng. Nhưng bây giờ chữ ký không còn là chữ ký giấy nữa mà là chữ ký điện tử. Vậy phải làm thế nào để bảo đảm chữ ký điện tử thể hiện ý chí của đối tượng giao dịch? Cho nên chúng ta cần một phương pháp cụ thể.

 

Sau mỗi giao dịch sẽ có tài liệu thể hiện giao dịch đó thì những tài liệu này sẽ được bảo quản, lưu trữ ra sao, được tiếp cận và trích xuất như thế nào để đảm bảo tính toàn vẹn. Việc có thể tiếp cận và trích xuất một tài liệu điện tử như vậy có thể được coi như bản gốc rồi.

 

Chúng ta phải thay đổi cách tư duy từ môi trường giao dịch giấy sang môi trường giao dịch số và cuối cùng vẫn chỉ là quay về xác định tính xác thực của văn bản. Con dấu là để xác định tính xác thực của văn bản và là biện pháp xác định bổ sung khác ngoài chữ ký.

 

Vậy về mặt kỹ thuật số biện pháp xác minh nên như thế nào? Chúng ta cần phải suy nghĩ để có biện pháp phù hợp với công nghệ mình đang sử dụng bao gồm công nghệ bảo mật thông tin, phương pháp xác thực bằng công nghệ số và tác cả phải dược công nhận bằng văn bản quy phạm pháp luật.

 

Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang